Bệnh tuyến giáp khi mang thai gây nguy hiểm rất lớn cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của thai phụ. Vì vậy, xét nghiệm tuyến giáp khi mang thai hết sức quan trọng, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên để phát hiện bệnh điều trị kịp thời, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Rối loạn chức năng tuyến giáp thai kỳ có nguy hiểm không?
Thai nhi trong bụng mẹ khi được 13 tuần tuổi sẽ bắt đầu hình thành tuyến giáp. Kể từ lúc này, thai nhi sẽ tự sản xuất hormone tuyến giáp và sử dụng nó. Do đó trong khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi sẽ lấy hormone tuyến giáp từ mẹ để sử dụng và chúng sẽ được cơ thể mẹ cung cấp qua nhau thai. Trong đó, các hormone tuyến giáp lại đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động phân chia tế bào, phát triển hay hình thành những cơ quan của bào thai. Do đó nếu chức năng tuyến giáp của mẹ bị thay đổi thì có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho em bé.
Tùy vào mức độ thiếu hụt và loại hormone tuyến giáp thiếu hụt, sự phát triển của thai sẽ bị ảnh hưởng khác nhau, nhẹ có thể chậm phát triển trí tuệ, nặng có thể đần độn, trí thông minh kém, … Ngoài ra, nếu thai phụ bị suy tuyến giáp trong thai kỳ, nhất là những tuần đầu thì có nguy cơ đối mặt với biến chứng: sảy thai, thai chết lưu, rau bong non, đẻ non, …
Phụ nữ mang thai ít bị cường chức năng tuyến giáp hơn, biến chứng gây ra cho thai nhi cũng không nguy hiểm như suy giáp. Các biến chứng do cường giáp khi mang thai có thể gặp gồm: sảy thai, thai nhẹ cân, sinh non, tiền sản giật, … Cần đặc biệt cẩn thận với cơn cường giáp cấp khi chuyển dạ ở phụ nữ mang thai có nguy cơ, nó có thể gây tử vong cho cả mẹ và trẻ.
Xét nghiệm tuyến giáp khi mang thai
Có thể thấy rằng, thai phụ mà bị rối loạn chức năng tuyến giáp thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm. Do đó, sàng lọc, xét nghiệm chẩn đoán sớm tình trạng này là điều vô cùng quan trọng, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ cao.
Một trong những xét nghiệm nên được thực hiện sớm đó là xét nghiệm kháng thể anti-TPO nhằm phát hiện kịp thời nguy cơ suy giáp ở mẹ bầu. Ngoài ra, trước khi chuẩn bị mang thai, trong giai đoạn 3 tháng đầu thai khi, hay khi thai nhi được 6 tháng tuổi thì người phụ nữ cũng nên thực hiện xét nghiệm T3, FT4.
Quá trình siêu âm tuyến giáp giúp xác định kích thước, hình dạng và cấu trúc của tuyến giáp. Đây là phương pháp hữu ích để phát hiện các khối u, nốt ruồi hoặc bất thường khác trong tuyến giáp. Đặc biệt trong thai kỳ, việc thực hiện siêu âm tuyến giáp càng quan trọng để theo dõi sự phát triển của tuyến giáp và đảm bảo rằng nó hoạt động ổn định để cung cấp hormone cho cả mẹ và thai nhi.
Việc chẩn đoán bệnh tuyến giáp ở phụ nữ mang thai đòi hỏi sự kỹ lưỡng và đa chiều từ các phương pháp xét nghiệm máu đến siêu âm tuyến giáp, giúp đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, từ đó đưa ra phương án điều trị và quản lý hiệu quả.
Tóm lại, việc chẩn đoán, sàng lọc bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ mang thai không chỉ là biện pháp đề phòng mà còn giúp chăm sóc toàn diện, hiệu quả cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG