Nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng họ có tiêm vaccine Covid-19 được không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin hữu ích cho bạn. Cùng tìm hiểu nhé!
Tác động của vaccine đối với những người có bệnh tim mạch?
– Các nghiên cứu hiện nay về vaccine ngừa Covid-19 trên nhiều đối tượng, trong đó có bệnh nhân tim mạch, không thấy bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào.
– Những khó chịu có thể gặp gồm: đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc ớn lạnh, có thể có sốt tương tự như bị cúm. Cánh tay nơi tiêm có thể cứng và đau nhức. Tình trạng này có thể tồn tại trong thời gian ngắn và có thể xử lý bằng giảm đau, hạ sốt thông thường, kết hợp với uống nhiều nước.
– Có tỷ lệ khoảng 1 người trên 2 triệu người có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng làm tăng nặng bệnh tim. Tuy nhiên, rủi ro này là cực kỳ hiếm. Lợi ích của việc tiêm vaccine lớn hơn nhiều so với nguy cơ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và do đó mọi người vẫn nên tiêm vaccine.
Người bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine Covid-19 không?
– Người bệnh tim mạch là đối tượng nguy cơ cao diễn tiến nặng nếu mắc bệnh. Bệnh tim mạch ở đây bao gồm cả đột quỵ, đái tháo đường, rung nhĩ, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh mạch vành (có đặt stent hoặc không), tăng huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, … Tiêm vaccine sẽ giúp giảm nguy cơ mắc Covid mức độ nặng phải nhập viện, thở máy, thậm chí tử vong.
– Nếu không tiêm phòng, khi mắc Covid-19 bệnh tim mạch dễ nặng hơn thông qua nhiều cơ chế, bao gồm cả tình trạng tổn thương viêm trực tiếp cơ tim. Vì vậy, tiêm vaccine cho người bệnh tim mạch là điều hết sức quan trọng. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy bệnh tim mạch có chống chỉ định đối với vaccine ngừa Covid-19.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?