Sỏi mật tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra nhằm xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. Các phương pháp được áp dụng giúp chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh là:

Chẩn đoán bệnh sỏi mật
– Siêu âm ổ bụng: Đây là phương pháp phổ biến dùng để phát hiện ra sỏi mật.
– Siêu âm nội soi: Kỹ thuật này giúp xác định những viên sỏi nhỏ hơn mà siêu âm thông thường có thể bỏ sót.
– Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác: Bác sĩ có thể chỉ định bạn làm nội soi đường mật, chụp CT, chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP) hay nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).
– Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu có thể chỉ ra tình trạng nhiễm trùng, vàng da, viêm tụy hay các biến chứng khác do sỏi mật gây ra.
Các biện pháp điều trị bệnh sỏi mật
Cách làm giảm cơn đau sỏi mật tạm thời
– Chườm ấm vùng bụng: bằng túi giữ nhiệt hoặc chai nước ấm
– Uống nước hoa quả: uống nước cam, nước chanh hoặc nước ép rau củ. Các loại thức uống giàu vitamin này không những tốt cho sức khỏe mà còn rất ngon miệng, giúp làm tinh thần phấn chấn hơn, dịu đi cơn đau do sỏi mật.
Sử dụng thuốc làm tan sỏi mật
Một số thuốc uống có thể giúp làm tan sỏi mật. Phương pháp này cần nhiều thời gian, có khi nhiều tháng hoặc nhiều năm, để sỏi được hòa tan. Tuy nhiên, sỏi có khả năng hình thành lại nếu ngừng điều trị. Việc sử dụng thuốc điều trị sỏi mật thường không phải là lựa chọn phổ biến, thường dành cho những người không thể mổ. Mọi loại thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cắt túi mật
Có thể thực hiện bằng phương pháp mổ mở hoặc nội soi. Sau phẫu thuật cắt túi mật, sỏi mật vẫn có thể tái phát trong vòng một năm. Để giúp ngăn ngừa điều này, người bị sỏi mật cần được cung cấp axit ursodeoxycholic để hạn chế việc hình thành sỏi.
Tán sỏi
Là biện pháp làm vỡ sỏi mật bằng sóng xung kích siêu âm. Khi sỏi mật đã bị tán nhỏ thì chúng sẽ trôi được qua đường mật đi tới ruột non một cách “suông sẻ”. Loại hình điều trị này vẫn chưa phổ biến và chỉ được dùng trong trường hợp bệnh nhân có ít sỏi mật.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?