Khi bị chẩn đoán là xơ gan, người bệnh cần nắm rõ bệnh của mình đang ở trong giai đoạn nào để có thể chữa kịp thời. Nếu bệnh đang ở giai đoạn còn bù, thì có nghĩa là có thể điều trị xơ gan và phục hồi được. Vậy xơ gan giai đoạn 2 có chữa được không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân. Hãy cùng PKĐK Thuận Kiều tìm lời giải đáp nhé!
Xơ gan giai đoạn 2 có chữa được không?
Khi được chẩn đoán là xơ gan, người bệnh cần nắm rõ bệnh xơ gan của mình đang ở
– Nếu chưa thuộc giai đoạn nặng (xơ gan giai đoạn f3, f4), thì có thể điều trị và khả năng có thể phục hồi được.
– Nếu xơ gan giai đoạn nặng (giai đoạn 3, giai đoạn 4), lúc này điều trị có tác dụng kiểm soát xơ gan không tiến triển nặng hơn, hạn chế các triệu chứng và biến chứngcó thể xảy ra với người bệnh. Chứ không thể khôi phục lại chức năng gan như ban đầu được nữa.
Chính vì vậy, việc phát hiện và chữa xơ gan giai đoạn 2 là rất quan trọng. Nếu phát hiện kịp thời và điều trị ngay từ sớm thì gan vẫn có thể phục hồi lại.
Điều trị xơ gan giai đoạn 2 như thế nào?
Để quá trình điều trị xơ gan giai đoạn 2 có hiệu quả, cần tiến hành phân tích các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ chúng.
– Đối với bệnh nhân bị xơ gan do bia rượu thì tuyệt đối cai rượu, bia thuốc lá…
– Đối với nguyên nhân do nhiễm virus thì cần đặc biệt chú ý điều trị viêm gan. Một số loại thuốc sẽ được chỉ định để ngăn ngừa quá trình tổn thương tế bào gan do viêm gan B, C gây ra, tái tạo kháng thể kháng lại virus và kết hợp sử dụng thuốc điều trị xơ gan.
– Thừa cân béo phì: Gan nhiễm mỡ cũng là nguyên nhân gây ra xơ gan. Do vậy, người bệnh cần giảm cân và kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể để điều trị hiệu quả hơn. Kết hợp thuốc điều trị xơ gan theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó người bệnh xơ gan giai đoạn 2 cần lưu ý
– Tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua các thực phẩm giàu đạm, protein, vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe được lấy từ các thực phẩm như: các loại thịt, cá, trứng, rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày.
– Thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch.
– Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Ngủ đủ giấc và trước 11h là thời điểm tốt nhất để đi ngủ.
– Thường xuyên kiểm tra, chẩn đoán sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH THỜI KỲ GIAO MÙA
CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN GIAO MÙA
NGƯỜI CAO TUỔI NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ GIẤC NGỦ TỐT
MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM HAY GẶP VÀO MÙA THU ĐÔNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA