Suy thận mạn tính là cụm từ dùng để chỉ chức năng của thận đang bị suy giảm dần. Tình trạng thể hiện qua việc lọc máu bị ảnh hưởng, khiến quá trình đẩy các chất thải dư thừa ra khói máu bị đình trệ. Từ đó dẫn đến việc các chất độc hại tích tụ lại trong cơ thể và ảnh hưởng sức khỏe.
Biện pháp chẩn đoán suy thận mạn
Trước khi đưa ra phác đồ điều trị bệnh suy thận mạn, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như sau:
– Xét nghiệm nước tiểu: giúp xác định có hay không albumin. Albumin có trong nước tiểu khi thận bị tổn thương.
– Chụp thận: Các bác sĩ thường sử dụng phương pháp siêu âm để đánh giá kích thước và hình dạng của thận. Chụp MRI hoặc CT cũng có thể được sử dụng trong những trường hợp hiếm, nhất là khi siêu âm không rõ ràng.
– Sinh thiết thận: Bác sĩ trích một mẫu mô thận nhỏ và kiểm tra xem có tổn thương tế bào hay không.
– Chụp X-quang phổi: Mục đích của chụp X-quang phổi là để kiểm tra xem có phù phổi hay không, tức là chất lỏng bị giữ lại trong phổi.
– GFR: Chỉ số này cho biết thận còn khả năng lọc chất thải tốt như thế nào. Chỉ số này được tính toán dựa trên creatinin máu và các tham số khác của từng người như tuổi, giới, cân nặng.
Các phương pháp điều trị bệnh suy thận mạn
Để điều trị bệnh suy thận, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng một trong các loại thuốc như:
– Thuốc lợi tiểu
– Thuốc để giảm mức cholesterol
– Thuốc điều trị, kiểm soát huyết áp cao để bảo toàn chức năng thận
– Thuốc điều trị tiểu đường (nếu bị)
– Thuốc trị thiếu máu nhằm kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu.
– Thuốc để bảo vệ xương như canxi và vitamin D hoặc thuốc để giảm lượng phốt phát trong máu.
– Nếu chức năng thận đã suy giảm nghiêm trọng, bệnh nhân cần được lọc máu định kỳ (chạy thận nhân tạo) hoặc phẫu thuật ghép thận để duy trì sự sống.
Kiểm soát chế độ ăn uống
– Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn đầu cần hạn chế lượng natri và protein trong chế độ ăn uống của họ. Chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) thường được khuyến nghị cho bệnh nhân mắc bệnh thận. Đây là chế độ ăn uống nhằm ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và giảm cholesterol.
– Người bị bệnh thận nên uống lượng nước vừa đủ, bằng lượng nước tiểu bài xuất hoặc ít hơn nếu bị phù và uống nhiều hơn nếu mất nước. Hãy hạn chế lượng rượu bạn uống vào để tránh làm tổn thương thận thêm.
Thăm khám định kỳ
Hiện nay, việc khám sức khỏe định kỳ cá nhân không chỉ đơn giản là phát hiện bệnh kịp thời, đánh giá nguy cơ mắc bệnh để phòng ngừa từ sớm cũng như đánh giá hiệu quả điều trị. Do đó, người bệnh suy thận nên tuân thủ chế độ khám sức khỏe định kỳ để quản lý bệnh một cách hiệu quả, ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH THỜI KỲ GIAO MÙA
CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN GIAO MÙA
NGƯỜI CAO TUỔI NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ GIẤC NGỦ TỐT
MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM HAY GẶP VÀO MÙA THU ĐÔNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA