TĂNG TIỂU CẦU ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Việc tìm ra nguyên nhân tăng tiểu cầu là cần thiết để bác sĩ có quyết định về phương pháp điều trị tăng tiểu cầu. Nếu nguyên nhân do chấn thương hay phẫu thuật trong thời gian gần gây ra mất máu đáng kể và làm số lượng tiểu cầu tăng cao thì tình trạng này thường không kéo dài. Trường hợp tăng tiểu cầu nguyên nhân do viêm nhiễm thì khi kiểm soát được tình trạng này thì tiểu cầu sẽ trở về mức bình thường.

Chẩn đoán tăng tiểu cầu

Để chẩn đoán xem trường hợp bệnh nhân có phải đang bị đa tiểu cầu hay không, các phương pháp sau đây thường được bác sĩ áp dụng:

– Thực hiện các loại xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để đánh giá số lượng tiểu cầu, xét nghiệm đông máu.

– Xét nghiệm huyết đồ hoặc tủy đồ tìm nguyên nhân về cơ quan tạo máu

– Các xét nghiệm khác về kháng thể kháng tiểu cầu, các xét nghiệm chức năng gan thận, các xét nghiệm về chất chỉ điểm ung thư, các xét nghiệm tầm soát bệnh lý truyền nhiễm 9 viêm gan B, C HIV, …)

– Ngoài ra, để tìm nguyên nhân gây tăng tiểu cầu hoặc đánh giá biến chứng tắc mạch do tăng tiểu cầu, bệnh nhân cũng có thể được kiểm tra siêu âm ổ bụng, điện tim, siêu âm tim, chụp CT-Scan phổi, ổ bụng, chụp cộng hưởng từ sọ não – mạch não, … Chụp động mạch mắt, soi đáy mắt, …

Sau khi chẩn đoán và phát hiện bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp dựa trên nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh và các biến chứng của bệnh.

Cách điều trị tình trạng tăng tiểu cầu

Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết được người bệnh đang bị tăng tiểu cầu loại nào và nguyên nhân vì sao. Từ đó, sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Đa phần, để khắc phục hiện tượng tiểu cầu bị tăng cao sẽ dựa theo nguyên nhân cơ bản:

– Đối với sau phẫu thuật hoặc chấn thương gây mất máu, tình trạng tăng tiểu cầu sẽ dần ổn định mà không cần biện pháp can thiệp nào cả.

– Đối với nguyên nhân có liên quan đến bệnh nền, số lượng tiểu cầu sẽ trở lại bình thường nếu kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

– Trong trường hợp tiểu cầu tăng quá cao, người bệnh có thể sẽ phải tiến hành chiết tách liệu cầu. Đây là phương pháp sử dụng máu để lọc bớt đi số lượng tiểu cầu bị dư thừa.

Khi nghi ngờ các dấu hiệu tăng tiểu cầu như: choáng váng, chóng mặt, đau ngực, ngất, thị lực thay đổi, bàn tay và chân bị tê hoặc ngứa ran, da bị bầm tím, … thì người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để thực hiện những kiểm tra cần thiết.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline