Tủy xương chứa tế bào gốc có thể làm tăng các thành phần của máu. Tiểu cầu đi qua các mạch máu và nó dính lại với nhau để hình thành quá trình đông máu khi có sự tổn thương mạch máu. Tăng tiểu cầu xảy ra khi có tình trạng rối loạn tủy xương làm cho quá nhiều tế bào tiểu cầu được sản xuất ra và đưa vào máu ngoại vi.
Tăng tiểu cầu là gì?
– Tiểu cầu là một trong các tế bào máu của cơ thể được hình thành trong tủy xương. Ở mức an toàn, số lượng của tế bào tiểu cầu trong mỗi microlit máu sẽ vào khoảng từ 150.000 đến 450.000. Trường hợp con số tế bào máu này lớn hơn 450.000 sẽ là bệnh tăng tiểu cầu. Như vậy, có thể hiểu đây chính là tình trạng có quá nhiều tế bào tiểu cầu trong máu của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gọi là đa tiểu cầu hoặc tiểu cầu cao.
– Bệnh tăng tiểu cầu được chia làm hai loại chính bao gồm:
+ Tăng tiểu cầu nguyên phát: là tình tình trạng tế bào gốc trong tủy xương bị bất thường và tạo ra quá nhiều tiểu cầu mà không rõ nguyên nhân nhưng không gây ảnh hưởng đến các tế bào máu khác.
+ Tăng tiểu cầu thứ phát: là tình trạng xảy ra khi một bệnh lý, một điều kiện hoặc một tác nhân bên ngoài nào đó làm gia tăng số lượng tiểu cầu. Nhưng các tế bào tiểu cầu trong tăng tiểu cầu thứ phát đều là bình thường.
Nguyên nhân tăng tiểu cầu
Tăng tiểu cầu nguyên phát
Với trường hợp tăng tiểu cầu nguyên phát liên quan đến rối loạn tủy xương, nguyên nhân đứng sau vẫn còn là ẩn số. Mặc dù các chuyên gia đã phát hiện một số gene bị đột biến trong máu hoặc tủy xương của người bệnh nhưng tình trạng này không được xếp vào bệnh có yếu tố di truyền.
Tăng tiểu cầu thứ phát
Trong trường hợp tăng tiểu cầu thứ phát, nguyên nhân khiến số lượng tiểu cầu quá cao có thể đến từ những vấn đề sau:
– Thiếu vitamin.
– Thiếu máu do thiếu sắt.
– Ung thư.
– Sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật cắt lách.
– Bị viêm hoặc bị các bệnh truyền nhiễm.
– Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc.
– Tình trạng loãng xương.
– Chấn thương.
Triệu chứng tăng tiểu cầu
Tiểu cầu cao hiếm khi gây ra các triệu chứng đặc trưng rõ rệt. Các biểu hiện thường gặp bao gồm:
– Nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng
– Đau ngực
– Yếu
– Ngất
– Thay đổi thị lực
– Tê hoặc ngứa ran bàn tay và bàn chân.
– Quá trình đông máu bất thường cũng có thể xảy ra, dẫn đến đột quỵ, đau tim và các cục máu đông bất thường trong các mạch máu của bụng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiểu cầu tăng cao khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy gặp bác sĩ để thăm khám.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO PHỤ NỮ MÃN KINH
ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH: GIẢI PHÁP HIỆN ĐẠI VÀ TOÀN DIỆN
TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH NHẬN BIẾT LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH
LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH
LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI: THỰC TRẠNG ĐÁNG LO NGẠI
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG