Tăng tiểu cầu có thể gây ra: huyết khối và xuất huyết. Đây là 2 triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý tăng tiểu cầu. Nếu kết quả tiểu cầu cao từ bệnh tủy xương, thay vì tiểu cầu phản ứng, có thể có nguy cơ bị cục máu đông phát triển, một số trong đó có thể đe dọa tính mạng.
Tăng tiểu cầu có nguy hiểm không?
Đa phần, những trường hợp tiểu cầu tăng cao do bệnh lý nền gây ra thường sẽ không nguy hiểm nếu chúng ta kiểm soát được tình trạng sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu số lượng quá cao thì rất dễ hình thành các cục máu đông ở tất cả các bộ phận trong cơ thể, nhất là tay, chân và não. Điều này là nguyên nhân gây ra tình trạng thuyên tắc mạch máu.
Nếu các cục máu đông hình thành ở các mạch máu nhỏ sẽ gây ra tình trạng tê hoặc đau nhói ở lòng bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên, khi xuất hiện ở não, người bệnh có nguy cơ cao bị tai biến hay thậm chí là đột quỵ. Đặc biệt, đối với phụ nữ có bầu nếu bị tăng tiểu cầu tiên phát làm hình thành cục máu đông trong nhau thai sẽ rất dễ khiến thai lưu hoặc sảy thai.
Người bệnh tăng tiểu cầu cần lưu ý những gì?
– Đi khám bệnh thường xuyên và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Từ bỏ thói quen thường xuyên hút thuốc lá.
– Kiểm soát tốt các yếu tố là tình trạng tăng huyết áp, tiểu đường, tăng cholesterol trong máu, … nguy cơ làm xuất hiện cục máu đông bên trong cơ thể.
– Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ.
– Theo dõi các dấu chứng của huyết khối và tình trạng chảy máu để báo cáo cho bác sĩ được biết ngay khi nó xảy ra.
– Trước khi tiến hành một thủ thuật, làm phẫu thuật hay một can thiệp nha khoa nào, cần thông báo cho bác sĩ, nha sĩ nếu đang phải sử dụng thuốc để làm giảm số lượng tế bào tiểu cầu.
Tăng tiểu là một bệnh lý với các triệu chứng âm thầm nhưng lại gây biến chứng nguy hiểm. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể chẩn đoán sớm và điều trị bệnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO PHỤ NỮ CẦN KIỂM TRA SỨC KHỎE NỘI TIẾT ĐỊNH KỲ?
NỘI TIẾT TỐ VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ TUỔI 35+ CẦN QUAN TÂM
NỘI TIẾT TỐ THAY ĐỔI Ở TUỔI 30+: CHỊ EM CẦN LÀM GÌ ĐỂ THÍCH NGHI?
RỐI LOẠN TUYẾN GIÁP ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN NỘI TIẾT SINH SẢN?
PHỤ NỮ NÊN ĐI XÉT NGHIỆM NỘI TIẾT TỐ VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?
5 CHỈ SỐ HORMONE QUAN TRỌNG NHẤT PHỤ NỮ CẦN BIẾT