Phù phổi là tình trạng có thừa dịch trong phổi. Dịch tập trung trong nhiều túi khí ở phổi (phế nang), làm người bệnh khó thở. Nguyên nhân thường gặp nhất của phù phổi là suy tim (trường hợp này gọi là phù phổi do tim). Tuy nhiên, phù phổi có thể do nhiều tình trạng khác gây nên mà không phải ảnh hưởng trực tiếp từ tim (phù phổi không do tim).
Bệnh phù phổi là gì?
Phù phổi là tình trạng có thừa dịch trong phổi. Dịch tập trung trong nhiều túi khí ở phổi (phế nang), làm người bệnh khó thở.
Phù phổi phát triển đột ngột (cấp tính) là một trường hợp khẩn cấp cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Mặc dù đôi khi phù phổi có thể gây tử vong, triển vọng có thể tốt khi được điều trị kịp thời phù phổi cùng với điều trị cho các vấn đề cơ bản. Điều trị phù phổi thay đổi tùy theo nguyên nhân, nhưng nói chung bao gồm bổ sung oxy và thuốc.
Nguyên nhân dẫn đến phù phổi
Bệnh phù phổi xuất hiện hầu hết là do biến chứng của các căn bệnh khác, nhất là bệnh tim: suy tim, bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, nhịp tim đập nhanh, nhồi máu cơ tim, cường giáp, rối loạn nhịp tim, … Những bệnh về tim sẽ gây ra trạng thái quá tải, áp lực nặng nề cho tâm thất trái khiến lực co bóp của nó bị giảm gây ra phù phổi.
Ngoài ra, có một số loại bệnh khác cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phù phổi: nghẽn mạch phổi, tăng huyết áp động mạch nặng, sốt, tăng thể tích máu, tăng năng tuyến giáp (cường giáp), bệnh về đường hô hấp do các chất khí độc hại, hít dịch nôn, truyền dịch quá mức, sau sơ cứu đuối nước, ma túy, …
Một số dấu hiệu nhận biết phổi bị phù
Tùy thuộc vào nguyên nhân nào mà bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp ở người phù phổi:
– Khó thở là dấu hiệu đầu tiên và là dấu hiệu đặc trưng nhất của chứng bệnh này. Bệnh nhân sẽ có cảm giác như mình không thể nào thở được, cảm giác tức ngực, khó chịu. Đôi khi còn cảm thấy như muốn ngẹt thở, chết đuối, thở khò khè, hổn hển.
– Ho ra đờm và ho có lẫn máu, ra nhiều mồ hôi, da nhợt nhạt, thiếu sức sống.
– Tim đập nhanh, thường xuyên có cảm giác lo lắng, bồn chồn không yên.
– Cơ thể mệt mỏi, cảm giác không muốn ăn.
Nếu như cảm thấy quá mệt và cảm giác như không thở được bạn cần được đi cấp cứu, nếu chậm trễ sẽ rất dễ tử vong đột ngột.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?