Tràn dịch màng phổi thường làm bệnh nhân khó thở, đau ngực và ho. Bên cạnh đó, việc tích tụ chất lỏng ở giữa các lớp màng phổi khiến phổi không thể dãn nở hết, gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp bình thường của bệnh nhân.
Tràn dịch màng phổi là gì?
Tràn dịch màng phổi hay tình trạng “ứ nước trong khoang màng phổi” (có tên tiếng Anh Pleural Effusion) là sự tích tụ bất thường của chất lỏng trong khoang màng phổi. Bình thường lượng dịch trong khoang màng phổi chỉ có khoảng 10 – 20ml. Tràn dịch màng phổi xảy ra khi lượng dịch trong màng phổi nhiều hơn mức bình thường.
Tràn dịch màng phổi là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau gây nên, và được phân thành 2 loại chủ yếu: Tràn dịch màng phổi dịch thấm (thường do suy tim, suy thận, suy dinh dưỡng, …), tràn dịch màng phổi dịch tiết (do lao, ung thư, nhiễm khuẩn, …).
Nguyên nhân tràn dịch màng phổi
– Viêm phổi: Nhiễm trùng ở phổi lan rộng ra màng phổi, hoặc vị trí chịu thương tổn nằm gần màng phổi, khiến màng dịch phổi bị kích thích, tăng tiết dịch. Người bệnh cần được chữa bệnh kịp thời, đúng cách để tránh dẫn đến tình trạng màng phổi dày dính, có ổ mủ và quá trình hô hấp thông khí bị hạn chế.
– Lao màng phổi: dễ xảy ra ở những người khỏe mạnh, có thể mắc bệnh lao phổi kèm theo.
– Ung thư phổi: màng phổi bị tế bào ung thư xâm lấn có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch, hoặc do dịch màng phổi bị tắc nghẽn lưu thông. Đôi lúc, các tế bào di căn vào màng phổi gây ra.
– Suy tim: xuất hiện ở người bệnh đã có bệnh lý tim mạch trước đây. Tim bị suy không thể bơm tống máu hết, gây ứ máu lại trong phổi, làm cho dịch thoát khỏi mạch máu vào khoang màng phổi.
– Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây tràn dịch màng phổi, trong đó có các bệnh như: xơ gan, mổ tim, …
Triệu chứng của bệnh tràn dịch màng phổi
Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguyên nhân, mức độ tràn dịch màng phổi, … mà người bệnh có thể có các biểu hiện lâm sàng của tràn dịch màng phổi rất khác nhau.
– Đau ngực: là triệu chứng xuất hiện sớm, đau âm ỉ bên tràn dịch, đau tăng khi nằm nghiêng về bên đối diện, đau tăng lên khi hít thở sâu.
– Khó thở: là triệu chứng điển hình, khó thở phụ thuộc vào mức độ tràn dịch, khó thở tăng lên khi mức độ tràn dịch tăng dần.
– Khó chịu, ho khan, ho có đờm.
– Mệt mỏi, ăn kém, chán ăn.
– Một số trường hợp bị sốt cao kèm rét run.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên đến các cơ sở uy tín để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐẦU NĂM CHO SINH VIÊN LÀ KHÁM NHỮNG GÌ?
VÌ SAO CẦN KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐẦU NĂM CHO SINH VIÊN?
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA
ĐAU XƯƠNG KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI LÚC GIAO MÙA
NHỮNG BỆNH HAY GẶP VÀO MÙA MƯA BÃO CẦN CHÚ Ý
KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH SAU MƯA BÃO MỌI NGƯỜI CẦN BIẾT