Những căn bệnh nan y xảy ra ở phụ nữ thường đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Đặc biệt là khi bệnh được phát hiện ở những giai đoạn cuối, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, ít đem lại hiệu quả cải thiện sức khỏe. Để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo ở phụ nữ, chị em nên chủ động đi xét nghiệm, khám sàng lọc. Đây là phương pháp giúp phát hiện bệnh, tổn thương trên cơ thể dựa vào các loại xét nghiệm, kiểm tra lâm sàng. Nếu có nguy cơ mắc bệnh, bạn sẽ được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo phác đồ riêng, cải thiện tình hình sức khỏe một cách tốt nhất. Dưới đây là những xét nghiệm mà chị em ở độ tuổi 40 nên thực hiện để bảo vệ sức khỏe của mình. Cập nhật những thông tin y tế bổ ích từ Phòng khám đa khoa Thuận Kiều nhé!
Xét nghiệm đường huyết
Những viên kẹo và thanh sô cô la ở tuổi 20-30 có thể sẽ để lại dấu tích trong cơ thể 40 tuổi với căn bệnh tiểu đường – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tim mạch. Việc kiểm tra sớm và định kỳ hàng năm là rất quan trọng trong phát hiện và điều trị bệnh. Thế nên, bắt đầu từ tuổi 40, chị em cần kiểm tra bệnh tiểu đường cứ 3 năm một lần và sớm hơn nếu có những yếu tố như béo phì hoặc tiền sử gia đình.
Xét nghiệm mỡ máu
Xét nghiệm mỡ máu, thường kết quả một bilan lipid gồm: Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-C (lipoprotein tỷ trọng cao) và LDL-C (lipoprotein tỷ trọng thấp).
Trong đó, nồng độ cholesterol, LDL-C và triglyceride tăng cao làm tăng nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch, đột quỵ, … Riêng chất mỡ HDL-C tăng có tác dụng bảo vệ tim mạch.
Kiểm tra huyết áp
Xét nghiệm này được thực hiện khi huyết áp của bạn cao hơn 140/90, vốn là chỉ số bình thường. Do huyết áp cao có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe khác, nên cần tiến hành kiểm tra 2 năm một lần. Đặc biệt nếu chỉ số của bạn là 120/80 hoặc thấp hơn và nếu bạn được chẩn đoán bị huyết áp cao, bạn cũng nên được tầm soát bệnh tiểu đường.
Khám vú và chụp quang tuyến vú
Ung thư vú là căn bệnh ung thư rất phổ biến ở phụ nữ. Bạn nên thực hiện các bài kiểm tra vú tại nhà thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc khám vú lâm sàng. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao bị ung thư vú, bác sĩ có thể đề nghị bạn chụp X-quang tuyến vú ở độ tuổi 40. Nếu không, bạn nên chụp quang tuyến vú 2 hoặc 3 năm một lần từ 50 đến 74 tuổi.
Khám vùng chậu và xét nghiệm Pap
Những phụ nữ sau 40 tuổi vẫn cần phải thực hiện khám vùng chậu và xét nghiệm Pap định kỳ, đặc biệt là những người có các hoạt động tình dục. Những xét nghiệm này không chỉ giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh ung thư nguy hiểm, mà còn ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).
Xét nghiệm Pap sẽ là một biện pháp hữu hiệu giúp tầm soát sớm ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Tần suất thực hiện phết Pap sẽ được chỉ định theo yêu cầu của bác sĩ.
Kiểm tra da
Ung thư da có thể phát triển ở mọi độ tuổi. Do đó, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng các nốt ruồi hoặc các thay đổi bất thường trên da. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ điểm đáng nghi nào.
Khám nha khoa
Bạn nên đi khám nha khoa để phòng ngừa bệnh răng miệng và làm sạch định kỳ ít nhất 1 hoặc 2 lần một năm.
Khám mắt
Ngay cả khi thị lực của bạn là 20/20, bạn vẫn nên khám mắt 1 đến 2 năm/lần. Nếu bạn bị tiểu đường, huyết áp cao hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh về mắt, bạn có thể phải cần khám mắt thường xuyên hơn.
Kiểm tra cân nặng
Mọi phụ nữ nên được kiểm tra thể chất để tầm soát nguy cơ béo phì, vốn đòi hỏi phải tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI). Mặc dù không có hướng dẫn nghiêm ngặt về tần suất đi gặp bác sĩ để thực hiện việc kiểm tra này, nhưng điều quan trọng là phải thực hiện một lần
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM NÃO MÔ CẦU
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU
VIÊM NÃO MÔ CẦU CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?
SỰ NGUY HIỂM CỦA VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU?