Chóng mặt kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm khả năng làm việc. Nếu tình trạng chóng mặt lâu dài, kèm theo dấu hiệu như nôn ói, khó thở, sốt, hay tê chân tay thì người bệnh cần phải đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Chóng mặt có biểu hiện như thế nào?
Chóng mặt tạo ra ảo giác mọi vật xung quanh đang xoay vòng, chuyển động. Cơn chóng mặt thường xuất hiện khi bạn đột ngột thay đổi vị trí của đầu. Khi đó người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:
– Mất thăng bằng
– Quay cuồng, nghiêng ngả
– Bị kéo về một hướng
– Choáng váng, đau đầu
– Buồn nôn, nôn ói
– Đổ mồ hôi, ù tai
Ngoài ra, đi kèm cơn chóng mặt, thì người bệnh sẽ có cảm giác:
– Đầu óc rối loạn, không thể suy nghĩ
– Tinh thần suy giảm, hoặc không ổn định
– Tầm nhìn mờ, hoa mắt
Bị chóng mặt khi nào bạn cần gặp bác sĩ ?
Thông thường, các biểu hiện thường hết nhanh và không cần đi khám. Tuy nhiên, khi bị chóng mặt hay choáng váng liên tục, kéo dài, xuất hiện đột ngột, nặng nề hay tái phát thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ. Nếu có cơn chóng mặt kèm một trong số triệu chứng dưới đây bạn phải lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra tổng quát tìm nguyên nhân gây bệnh:
– Chóng mặt một cách đột ngột, đau đầu dữ dội
– Mất thăng bằng, bước loạng choạng hoặc đi lại khó khăn
– Ngất xỉu
– Nôn ói liên tục
– Nói chậm, nói sai
– Ù tai, nghe kém đột ngột
– Động kinh
– Tê mặt, tê hoặc tê liệt cánh tay hoặc chân
Chóng mặt nặng có thể do sự thay đổi đột ngột trong hoạt động của hệ tim mạch hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Khi chóng mặt ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp hoạt động và đi lại, bạn nên đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và chữa trị càng sớm càng tốt. Để được tư vấn thêm và khám chẩn đoán chứng chóng mặt, hãy liên hệ tới hotline 0903163703 Phòng khám đa khoa Thuận Kiều để được các bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm tư vấn hoặc đặt hẹn thăm khám qua website Phòng khám Thuận Kiều.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?