Sau tiêm vaccine Covid-19 một số người bị sốt 38-39 độ C, thì có nên uống thuốc hạ sốt hay không? Và uống theo liều lượng như thế nào? Sau đây là thông tin hữu ích cho mọi người.
Một số triệu chứng sau tiêm vaccine Covid-19
Theo Bộ Y tế, một số triệu chứng thông thường sau tiêm vaccine Covid-19 có thể gặp là sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau tiêm, cho biết cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng Covid-19.
Vậy có nên uống thuốc hạ sốt hay không?
– Theo theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì nếu người được tiêm chủng sốt từ 38, 5 độ C trở lên thì sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
– Việc uống thuốc hạ sốt hay không uống thuốc hạ sốt không ảnh hưởng đến việc sinh miễn dịch của vaccine Covid-19. Mặt khác, nếu sốt cao trên 39 độ C, cơ thể mệt mỏi mà không uống thuốc hạ sốt có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền như suy tim, tăng huyết áp, người cao tuổi.
– Việc dùng thuốc hạ sốt khi sốt, đơn thuần là điều trị triệu chứng, giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, khó chịu, giảm bớt tình trạng mất nước, mất điện giải.
– Bên cạnh việc dùng thuốc, khi sốt khoảng 38-39 độ C, nên uống thêm nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.
– Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu bạn gặp diễn biến nặng lên gồm sốt cao trên 39°C, sốt kéo dài, uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, sưng hoặc đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp… sau khi tiêm, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO BỆNH SỞI DỄ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA NHỮNG ĐƯỜNG NÀO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH SỞI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG