Tình trạng viêm họng có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng khi người bệnh sử dụng các thực phẩm và thức uống gây kích thích niêm mạc. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh viêm họng nên hạn chế trong thời gian trị bệnh.
Kiêng thực phẩm cay nóng
Thực phẩm có vị cay nóng sẽ gây kích ứng lên niêm mạc họng, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tối đa, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm thuộc nhóm này.
Các loại gia vị như ớt bột khô, hạt tiêu… cũng có nguy cơ khiến cổ họng của người bệnh trở nên đau rát hơn. Không những thế, chúng còn làm cho bệnh viêm họng mãn tính tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Hạn chế đồ chiên nướng
Món ăn chiên nướng khi nuốt chạm vào thành họng làm bạn đau rát, tổn thương bề mặt họng, không có lợi cho sự phục hồi. Do đó khi bị viêm họng bạn nên hạn chế đồ ăn chiên, nướng.
Thực phẩm quá lạnh
Họng là vị trí của ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của đường dẫn không khí vào phổi, dẫn thức ăn và nước uống qua thực quản xuống dạ dày. Vì vậy, họng là nơi rất thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập cơ thể để gây bệnh, đặc biệt là viêm họng cấp. Nếu liên tục ăn uống đồ lạnh trong thời gian dài, có thể làm nhiệt độ trong họng giảm thấp, dễ khiến người bệnh gặp nguy cơ bỏng lạnh, vòm họng xuất hiện nhiều chất dịch nhầy, kích thích ho.
Nếu đang bị viêm họng thì hãy tránh xa các thức ăn lạnh như kem, chè, nước đá lạnh…
Thực phẩm khô, cứng
Triệu chứng điển hình ở người bị viêm họng là vòm họng sưng, tấy đỏ và đau rát khi nuốt, chính vì vậy, người bệnh không nên ăn các thực phẩm khô cứng, giòn để tránh sự va chạm của thức ăn lên vùng tổn thương. Sự cọ xát của các loại đồ ăn cứng còn là nguyên nhân làm trầm trọng các vết sưng tấy, khiến tình trạng viêm họng lâu lành.
Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm khô cứng và khó nuốt còn khiến cho niêm mạc họng bị chảy máu, ứ đờm và làm tình trạng khàn tiếng kéo dài.
Người bệnh nên tránh các món ăn như bánh mì giòn, bánh quy cứng, ngô, khoai chiên…
Đồ uống có gas, có cồn, chất kích thích khác
Đồ uống có gas, cồn, thuốc lá làm cổ họng nóng rát, gây ho nhiều hơn, do đó người bệnh không nên sử dụng, tránh bệnh biến chứng nặng hơn và không khỏi.
Xây dựng lại chế độ ăn uống rồi mà bệnh vẫn vậy, không thấy hiệu quả, người bệnh cần đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng/nguyên nhân và nhận phác đồ điều trị phù hợp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM TAI GIỮA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH VIÊM TAI GIỮA XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?
TẠI SAO VIÊM MŨI HỌNG CÓ THỂ GÂY VIÊM TAI GIỮA?
GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỆ HÔ HẤP VÀO MÙA ĐÔNG
NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA ĐÔNG
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?