BƯỚU CỔ – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Bệnh bướu cổ nếu biết cách phát hiện và điều trị kịp thời có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Thông qua bài viết này, Phòng khám đa khoa Thuận Kiều hi vọng bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh bướu cổ.

Bướu cổ là gì ?

Bướu cổ là bệnh lý mà tuyến giáp phình to ra phía trước cổ, bướu di chuyển khi chúng ta nuốt, có thể gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tùy thuộc vào kích thước của khối bướu và mức độ tác động của các triệu chứng lên người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể, ví dụ như sử dụng thuốc, i-ốt phóng xạ và phẫu thuật.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ

– Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng bướu cổ là cơ thể bị thiếu hụt một lượng i-ốt nhất định. Bởi tác nhân của bướu cổ liên quan chủ yếu đến hệ thần kinh, còn tuyến giáp thông thường sẽ hấp thụ i-ốt thông qua việc ăn uống. Khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ lượng i-ốt từ những yếu tố bên ngoài thì nó sẽ tự sản sinh hooc-môn để bù đắp. Lúc này tuyến giáp sẽ phồng to kích thước của mình ra và tạo nên tình trạng bướu cổ thường gặp.

– Do dùng thuốc: các thuốc chứa muối lithium được sử dụng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc điều trị hen, thuốc thấp khớp…

– Do đồ ăn: một số đồ ăn như măng, rau cải, nguồn nước có độ cứng cao đều có ảnh hưởng đến sự tổng hợp hooc-môn  tuyến giáp và gây bướu cổ.

– Rối loạn hoạt động tuyến giáp do yếu tố bẩm sinh, chủ yếu chịu sự ảnh hưởng từ gia đình.

– Ngoài ra còn một số nguyên nhân hiếm gặp khác như: hút thuốc lá làm cản trở hấp thu i-ốt, viêm giáp, thay đổi nội tiết tố nữ,…

Nhận biết triệu chứng của bệnh bướu cổ

– Biểu hiện rõ ràng nhất là tuyến giáp to phình ra.

– Khi nuốt, họng sẽ thấy khó chịu, luôn cảm giác bị vướng cái gì đó thậm chí không nuốt được.

– Khó thở khi nằm.

– Hay có cảm giác hồi hộp, thỉnh thoảng có những cơn đau tim thoáng qua, giảm cân, đổ mồ hôi nhiều hoặc có những dấu hiệu bị thừa hooc-môn

– Thường xuyên căng thẳng, trí nhớ giảm sút, da khô, cảm thấy lạnh hoặc bị táo bón,…

– Khí bướu phát triển to hơn thì việc nhận biết trở nên rõ ràng và trực quan hơn bằng mắt thường.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh Bướu cổ

– Đảm bảo cung cấp đầy đủ i-ốt cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu i-ốt như: cá biển, mắm tôm, nước mắm.

– Sử dụng muối i-ốt là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu i-ốt.

– Đối với các đối tượng mắc các bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ cần được khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh.

Chẩn đoán bướu cổ

Để xác định bạn có bị bướu cổ hay không, bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp vùng cổ để kiểm tra xem có bất kì những bất thường nào tại vùng cổ hay không.

Các chỉ định cận lâm sàng như siêu âm tuyến giáp để đánh giá về kích thước, hình thể của tuyến giáp. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp nhằm đánh giá nồng độ của một số hooc-môn trong máu của bạn. Nếu nồng độ này thấp hoặc cao hơn so với mức bình thường đều có thể liên quan đến bệnh bướu cổ.

​Các xét nghiệm máu kiểm tra chức năng tuyến giáp thông thường bao gồm đo hoạt độ hooc -môn kích thích tuyến giáp (TSH), hooc -môn tuyến giáp. Nếu các chỉ số cao hoặc thấp hơn mức trung bình có nghĩa rằng bạn đang bị rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc cảnh báo nguy cơ phát triển bướu giáp trong tương lai.

Các phương pháp điều trị bệnh bướu cổ

Tuỳ thuộc vào phân loại và mức độ bệnh, bướu cổ sẽ điều trị bằng một trong ba cách sau: điều trị nội khoa bằng thuốc uống, xạ trị và phẫu thuật, cụ thể:

– Điều trị nội khoa: sử dụng các thuốc là hooc -môn nhằm đưa lượng hooc -môn tuyến giáp về mức độ bình thường hoặc điều trị các nhiễm trùng tại tuyến giáp. Điều trị nội khoa có thể được áp dụng đơn độc để điều trị các loại bướu cổ có rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc được áp dụng sau khi thực hiện phẫu thuật và xạ trị tuyến giáp. Điều trị thuốc phải tuân thủ, đúng chỉ định đều đặn hàng ngày và được kiểm tra định lượng hooc -môn qua các lần kiểm tra định kì.

-Xạ trị là:  phương pháp sử dụng i -ốt phóng xạ có tác dụng làm giảm kích thước của tuyến giáp.

-Phẫu thuật: tùy từng trường hợp sẽ thực hiện cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp.

Khi có các dấu hiệu biểu hiện của bệnh cần đến ngay các cở sở y tế gần nhất để được điều trị. Phòng khám đa khoa Thuận Kiều là cơ sở uy tế uy tín và thực tế đông đảo bệnh nhân đã tin tưởng chọn PKĐT Thuận Kiều là nơi khám chữa bệnh hiệu quả, an toàn, bác sĩ tận tâm, chi phí hợp lý…

Tại PKĐT Thuận Kiều, chúng tôi có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc hiện đại để giúp quá trình thăm khám, phát hiện bệnh một cách chính xác. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng triệu chứng bệnh mà người bệnh đang gặp phải. Mang đến kết quả điều trị hiệu quả nhất,

Liên hệ đặt lịch theo thông tin dưới đây:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline