RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP TRONG THỜI KỲ MANG THAI

Hormone tuyến giáp chịu trách nhiệm chuyển hóa các chất trong cơ thể, đồng thời kích thích cơ chế sinh trưởng, phát triển và sản sinh của các tế bào. Vậy nên tình trạng thiếu hoặc thừa hormone ở tuyến giáp có thể gây nên vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là mắc rối loạn tuyến giáp khi mang thai.

bien chung khi mang thai 1

Nguyên nhân gây rối loạn tuyến giáp trong thời kỳ mang thai

– Nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai chủ yếu là do viêm tuyến giáp mạn tính có tính chất tự miễn hay còn gọi là bệnh Hashimoto. Có những trường hợp có thể mắc bệnh Hashimoto từ trước khi có thai hoặc ở lần mang thai đầu tiên.

– Ngoài ra, các nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp khác bao gồm:

+ Do bà mẹ đã bị cắt tuyến giáp.

+ Điều trị iodine phóng xạ.

+ Do bệnh nhân đang điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp liều quá cao.

+ Bướu giáp độc đa nhân.

+ Hạt giáp tăng tiết quá nhiều hormone giáp trạng.

+ Tiêu thụ lượng iốt quá mức.

Những phụ nữ mang thai có tiền sử gia đình có nhiều người bị bệnh tuyến giáp, những người đã bị viêm tuyến giáp, có bướu cổ to hoặc suy giáp trong lần có thai trước, và cả những sản phụ sống trong những vùng bị thiếu iot cần được theo dõi và thăm dò.

Ảnh hưởng của rối loạn tuyến giáp đến mẹ và bé như thế nào?

Trong khoảng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp gần như phụ thuộc vào hormone tuyến giáp của người mẹ cung cấp thông qua rau thai. Giai đoạn này, thời kỳ này đang là hình thành và phân chia các cơ quan của thai nhi nên nếu như thiếu đi chất này có thể gây ra biến chứng rất nặng nề.

Rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai thông thường là suy tuyến giáp. Hậu quả của rối loạn chức năng tuyến giáp, rau bong non, đẻ non thậm chí có thể gây ra sảy thai, có thể gây thai chết lưu. Đối với thai nhi, có thể gây ra trường hợp trẻ đần độn, chậm phát triển về trí tuệ.

Trường hợp cường giáp ở phụ nữ mang thai ít gặp hơn và chỉ khoảng 1,7% phụ nữ mang thai mắc bệnh. Cường giáp ở phụ nữ mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng như tiền sản giật, thai nhẹ cân, đẻ non, thậm chí có thể gây tử vong cả mẹ và bé trong trường hợp cấp tính. Vậy nên việc phát hiện và điều trị bệnh đối với phụ nữ mang thai có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Rối loạn chức năng tuyến giáp trong thai kỳ như cường giáp hoặc suy giáp đều có triệu chứng không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các triệu chứng do thai kỳ gây ra. Do đó, thai phụ cần đi sàng lọc bệnh tuyến giáp trước và trong khi mang thai, đặc biệt với phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp như: Gia đình có tiền sử bị bệnh tuyến giáp, từng bị bệnh tuyến giáp ở lần mang thai trước, có tiền sản không tốt như lưu thai, sảy thai, sinh non, sinh con dị tật bẩm sinh, phụ nữ mắc tiểu đường type 1, mắc bệnh tự nhiễm lupus, viêm khớp dạng thấp, có tiền sử phẫu thuật cắt tuyến giáp, …

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline