Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng là điều hòa các chức năng sống trong cơ thể như điều hòa cholesterol máu, thân nhiệt, nhịp thở, nhịp tim, thần kinh trung ương và ngoại vi, giúp ổn định cân nặng, sức cơ, chu kỳ kinh nguyệt, … Vì vậy, nếu có rối loạn hormone tuyến giáp sẽ ảnh hưởng rất nhiều các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt, trong giai đoạn thai kỳ. Nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai là do đâu?
Thay đổi về hormone
– Khi mang thai cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra 2 hormone chính: βhCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen. Việc tăng βhCG trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm giảm nhẹ hormone TSH (hormon kích thích giáp trạng), lúc này gọi là cường giáp cận lâm sàng. TSH sẽ tăng trở lại ở giai đoạn sau của thai kỳ. Estrogen (hormone sinh dục nữ) sẽ làm tăng hormone tuyến giáp gắn protein trong huyết thanh, tuy nhiên hormone tuyến giáp tự do (FT3, FT4) không tăng, do đó không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
– Gia tăng sự chuyển hóa ở ngoại biên của hormone giáp.
Thay đổi về kích thước
Tuyến giáp có thể thay đổi về kích thước trong quá trình mang thai: Kích thước lớn hơn khoảng 10-15%, gọi là bướu cổ. Tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ sống ở vùng núi – nơi thiếu hụt I-ốt. Siêu âm là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện tăng kích thước tuyến giáp. Khi thai phụ có tăng kích thước tuyến giáp thì nên đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
Thiếu hụt I-ôt
Sự khan hiếm về i-ôt trong chế độ ăn là một vấn đề phổ biến đặc biệt ở một số vùng miền. Điều này có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với chức năng của tuyến giáp. Khi thiếu i-ôt, tuyến giáp giảm sản xuất hormone, gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến giáp và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cơ thể.
Tình trạng dư thừa i-ôt
Tình trạng thừa i-ôt có thể gây ra rối loạn trong quá trình sản xuất hormone giáp và ảnh hưởng đến cân bằng tự nhiên của cơ thể. Kiểm soát lượng iod trong chế độ ăn, đặc biệt là trong những tình huống như mang thai, nơi cần phải đảm bảo sự cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tình trạng thừa thải gây ra tác động tiêu cực đối với sức khỏe tuyến giáp cũng như toàn bộ hệ thống sinh sản.Vậy nên cần kiểm soát lượng iod trong chế độ ăn, đặc biệt là khi mang mang thai.
Việc tầm soát nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài việc ngăn ngừa các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và con thì nó đảm bảo những đứa trẻ sinh ra là hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất và có trí tuệ tốt… Điều trị càng sớm thì nguy cơ bị biến chứng ở cả mẹ và con sẽ càng thấp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG