BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Phổi là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp, trao đổi khí của cơ thể. Một trong những chứng bệnh phổ biến nhất của phổi chính là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi là COPD (Chronic obstructive pulmonary disease).

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?

– Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh viêm phổi mãn tính được gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, tiết chất nhầy (đờm) và thở khò khè. Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc lâu dài với các chất khí hoặc hạt vật chất kích thích, thường là từ khói thuốc lá. Những người bị COPD có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi và một loạt các tình trạng khác.

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm:

+ Khí phế thũng: Tổn thương túi khí trong phổi

+ Viêm phế quản mãn tính: Đặc trưng bởi sự tăng tiết nhiều đờm nhầy trong phế quản và có biểu hiện ho khạc đờm tối thiểu 3 tháng liên tục trong năm, kéo dài 2 năm liên tiếp.

Nguyên nhân gây bệnh

– Nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chính là việc hút thuốc lá thường xuyên. Theo các nghiên cứu y khoa cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do hút thuốc lá cao hơn hẳn so với nhóm bệnh khác. Phần lớn bệnh phổi tắc nghẽn sẽ bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi từ 35 tuổi và hầu hết 80 – 90% trường hợp người nghiện thuốc lá đều được chẩn đoán mãn tính.

– Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác khiến bạn có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như:

+ Tiếp xúc với môi trường sống, môi trường làm việc ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại.

+ Có tiền sử mắc bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản cấp, …

+ Di truyền do thiếu men Alpha 1-Antitrypsin (tỷ lệ thấp).

Các triệu chứng của bệnh phỏi tắc nghẽn mãn tính

Các dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ban đầu có thể bao gồm:

– Cảm thấy khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất.

– Thở khò khè.

– Tức ngực.

– Ho có đờm kéo dài.

– Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên.

– Thiếu năng lượng.

– Giảm cân ngoài ý muốn (trong giai đoạn sau).

– Sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc chân.

– Sốt nhẹ và cảm giác ớn lạnh

Nếu bạn có các triệu chứng như trên, bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và làm thêm các xét nghiệm như chụp Xquang tim phổi, đo chức năng hô hấp với Test hồi phục phế quản để khẳng định chẩn đoán.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline