Thời tiết thay đổi thất thường với nhiệt độ lúc nóng, lúc lạnh, nắng mưa bất thường khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi và dễ mắc bệnh. Đặc biệt vào lúc giao mùa thu – đông, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của virus cúm sẽ rất thuận lợi nên dễ mắc cảm lạnh. Do đó bạn cần nhận biết được những dấu hiệu cảm lạnh để có cách chữa trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là những dấu hiệu khi bị cảm lạnh điển hình, cùng tham khảo nhé!
Cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh là bệnh xảy ra do nhiễm virus rhinovirus ở mũi và họng (đường hô hấp trên). Bệnh không quá nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu cho người mắc phải. Nhiều loại virus khác nhau có thể góp phần hình thành cảm, nhưng rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất.
Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa, hoặc có thể trong thời điểm thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn phát triển.
Các dấu hiệu cảm lạnh điển hình
– Nghẹt mũi, khó thở.
– Chảy nhiều nước mũi, nước mắt.
– Ho dai dẳng, đau họng, viêm họng.
– Đau đầu, đau nhức cơ thể.
– Hắt hơi.
– Sốt nhẹ.
– Cảm thấy mệt mỏi trong người.
Phương pháp điều trị cảm lạnh
Cảm lạnh là một bệnh lý không phức tạp, cách điều trị chủ yếu là tập trung vào các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc xịt giúp thông mũi, thuốc ho giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
Người bệnh cũng có thể áp dụng một số các biện pháp điều trị đơn giản cũng hết sức hiệu quả và đã được áp dụng rất nhiều như vệ sinh mũi, miệng, họng sạch sẽ, uống nhiều nước ấm.
Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng cách hỉ mũi, đẩy các chất nhờn, nước mũi ra ngoài để ngăn chặn chúng xâm nhập sâu hơn, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Vệ sinh miệng và họng bằng cách súc miệng 2 – 4 lần/ngày bằng nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp làm dịu cơn đau rát họng và kháng viêm hiệu quả.
Uống nước nhiều ấm, tốt hơn là nước chanh mật ong hoặc nước gừng, giúp bạn làm tan đờm trong cổ họng, giảm ho và giảm cơn đau họng, đồng thời giữ ấm cho cơ thể.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: Facebook.com//pkdkthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO BỆNH SỞI DỄ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA NHỮNG ĐƯỜNG NÀO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH SỞI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG