Bác sĩ chuyên khoa thăm khám tình trạng cột sống, kết hợp với các triệu chứng của người bệnh. Nếu nghi ngờ bệnh gai cột sống sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm sau nhằm chẩn đoán chính xác hơn.
Biện pháp chẩn đoán gai cột sống
– Chụp X-quang cột sống: mục đích xác định chính xác vị trí xuất hiện của gai xương trên đốt sống, mức độ tổn thương xương khớp xung quanh, đánh giá mức độ thoái hoá cột sống.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): cho thấy hình ảnh trực quan hơn, đánh giá chính xác mức độ chèn ép của thần kinh để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất, đặc biệt khi cần thiết để đưa ra quyết định có phẫu thuật không.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): chủ yếu để xác định đĩa sụn có tổn thương không và thần kinh, mức độ chèn ép thần kinh để đưa ra phương án điều trị tối ưu.
– Xét nghiệm máu: chẩn đoán loại trừ gai cột sống do nguyên nhân khác.
Những phương pháp điều trị gai cột sống
Điều trị không dùng thuốc
– Nếu bệnh không gây đau thì không cần thiết phải điều trị. Các phương pháp điều trị chỉ được ứng dụng khi có triệu chứng hoặc gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, làm chậm bớt quá trình thoái hóa cột sống, giúp bệnh nhân sống chung với bệnh thoải mái hơn.
– Điều trị gai cột sống có thể kết hợp các bài tập phục hồi chức năng thường xuyên, áp dụng mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung… cũng đem lại hiệu quả tích cực.
Điều trị dùng thuốc
– Một số loại thuốc giảm đau được bác sĩ kê toa giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn, bớt đau nhức khi hoạt động. Một số loại thuốc như ibuprofen và naproxen, acetaminophen và tramadol cũng có tác dụng chống cơn đau. Thuốc giãn cơ như cyclobenzaprine và tizanidine được gợi ý có thể làm giảm co thắt cơ liên quan đến gai cột sống.
– Ngoài ra để giảm đau hiệu quả hơn và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, người bệnh nên kết hợp vật lý trị liệu, chân cứu. Các phương pháp này có hiệu quả khi người bệnh duy trì trong nhiều tháng.
Phẫu thuật
– Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng được đặt ra. Khi tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn hoặc có chèn ép nặng vào các rễ thần kinh ở cột sống.
– Nếu người bệnh có các triệu chứng mất cảm giác hoàn toàn, rối loạn trong tiểu tiện có khả năng gai xương chèn ép nhiều sẽ cần được phẫu thuật.
– Tuy nhiên phẫu thuật không thể giải quyết triệt để. Các gai xương vẫn tiếp tục phát triển trở lại bởi tác động của chấn thương và lão hoá. Do đó người bệnh cần lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tránh hạn chế các tư thế sai gây ảnh hưởng đến cột sống trong sinh hoạt hằng ngày.
Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh gai cột sống nên hạn chế khuân vác các đồ vật nặng, không nên đứng ngồi quá lâu. Hãy tích cực điều trị kết hợp cùng các biện pháp tập luyện hỗ trợ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khoa Cơ xương khớp tại Phòng khám đa khoa Thuận Kiều là cơ sở y tế uy tín chất lượng được nhiều bệnh nhân đánh giá cao. Đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm trong nghề, giàu y đức, kết hợp máy móc trang thiết bị hiện đại chắc chắn sẽ chẩn đoán chính xác bệnh lý và đưa ra hướng điều trị tối ưu cho người bệnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI