Khi mắc sỏi bàng quang người bệnh thường có biểu hiện đường tiểu dưới, tiểu ngắt quãng giữa dòng. Bí tiểu, tiểu máu, nước tiểu cặn đục. Sốt khi có nhiễm trùng tuy nhiên trên thực tế có một số trường hợp không có triệu chứng.
Sỏi bàng quang là gì?
Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất cứng trong bàng quang. Sỏi bàng quang xuất hiện là do bạn không tiểu hết nước trong bàng quang ra ngoài; khi đó nước tiểu tích tụ lâu ngày sẽ kết cụm lại tạo thành các tinh thể khoáng chất gọi là sỏi.
Nguyên nhân gây sỏi bàng quang
– Phì đại tiền liệt tuyến
Ở nam giới, khi tuyến tiền liệt to lên làm chặn dòng chảy nước tiểu và khiến nước tiểu đọng lại trong bàng quang.
– Sa bàng quang
Trường hợp này xuất hiện chủ yếu ở nữ giới, thành bàng quang quá yếu và sa xuống âm đạo, gây chèn ép và ngăn chặn dòng nước tiểu ra ngoài, gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu tại bàng quang.
– Viêm bàng quang
Viêm bàng quang xuất hiện khi bàng quang bị nhiễm khuẩn đặc biệt là vi khuẩn E.coli, hay do một số bức xạ điều trị bệnh lý ở khu vực xương chậu dẫn đến viêm bàng quang. Đây là điều kiện thuận lợi hình thành sỏi trong bàng quang.
– Hội chứng bàng quang kích thích
Các dây thần kinh trong bàng quang đảm nhiệm gửi tín hiệu đến não bộ nên khi bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến hoạt động co bóp và tháo rỗng của túi chứa này, làm tăng nguy cơ kết tinh sỏi
– Các dụng cụ, thiết bị y tế
Ống thông bàng quang, ống nhỏ được đưa qua niệu đạo để giúp nước tiểu thoát khỏi bàng quang, lâu ngày có thể gây sỏi bàng quang. Khi có những vật vô tình di chuyển đến bàng quang của bạn, chẳng hạn như dụng cụ tránh thai hoặc các ống thông trong đường tiết niệu. Các tinh thể khoáng chất, sau này trở thành sỏi, có xu hướng hình thành trên bề mặt của các thiết bị này.
– Sỏi thận:
Sỏi thận có kích thước nhỏ và có thể trôi xuống bàng quang qua niệu quản và trở thành sỏi thận bàng quang nếu không được loại bỏ.
Dấu hiệu sỏi bàng quang như thế nào?
– Tiểu buốt, khó tiểu: Cảm giác khó khăn khi bắt đầu tiểu như có vật cản
– Tiểu ngắt ngừng: Dòng nước tiểu đột nhiên tắc lại kèm theo triệu chứng đau buốt bộ phận sinh dục, đặc biệt là ở nam giới.
– Nước tiểu có màu bất thường
Khi bàng quang hay thận bị nhiễm trùng sẽ khiến cho nước tiểu bị đục, màu đậm hơn bình thường. Thậm trí, khi tiểu tiện, những viên sỏi nhỏ đào thải ra ngoài chà xát với đường tiểu, khiến cho đường tiểu bị xước, chảy máu, dẫn đến tình trạng trong nước tiểu có lẫn cả máu.
– Đau bụng dưới: Khi sỏi bàng quang hình thành và lăn qua lăn lại trong bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội.
– Ngoài ra, một số trường hợp nhiễm khuẩn cũng có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ.
Khi phát hiên có dấu hiệu sỏi bàng quang, điều đầu tiên người bệnh cần làm là tới bệnh viện để thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và từ vấn cách điều trị phù hợp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN DO VIRUS: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ HIỆN NAY
CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN DO VIRUS: LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM?
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH GAN DO VIRUS – NHỮNG NGUY CƠ KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG
BỆNH GAN DO VIRUS – NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CẦN LƯU Ý
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BỆNH SỞI VÀ DỊ ỨNG
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT BỆNH SỞI VÀ SỐT PHÁT BAN DO VIRUS?