Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nước ta. Mọi người đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để tránh lây nhiễm khi tập trung đông người. Thời gian ở nhà khá lâu, không thể tránh khỏi các vấn đề sức khỏe khác. Vậy, tủ thuốc gia đình cần những gì để dự phòng trong mùa dịch? Tham khảo ngay nhé!
Thuốc giảm đau hạ sốt
– Paracetamol 500 dùng hạ sốt là loại thuốc cần phải có trong tủ thuốc gia đình. Mọi người phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng thuốc phù hợp. Thuốc hạ sốt cũng chính là thuốc giảm đau, chống viêm, khi cần như đau đầu do cảm cúm, đau răng, đau cơ… có thể dùng theo liều hạ sốt.
– Paracetamol 150 giảm đau, hạ sốt cho trẻ em
Các loại vitamin
Uống hàng ngày để tăng sức đề kháng
– Vitamin E400.
– Vitamin C 1G.
– Vitamin D.
– Vitamin tổng hợp (BCOMLEX).
– Kẽm (ZN).
Thuốc ho
Dextromethorphan khi ho khan.
Acetylcystein khi ho có đàm.
Thuốc dị ứng, sổ mũi
Có thể kể đến như Loratadine dạng viên hoặc siro (dành cho trẻ em) dùng trong trường hợp nổi mẩn ngứa hoặc nổi mề đay cấp tính. Ngoài ra nên có thêm loại thuốc về chống dị ứng hay các thuốc chống muỗi (eurax).
Thuốc bao tử
Omeprazole 20 trị đau bao tử, khắc phục viêm loét, làm giảm các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày là cần thiết.
Thuốc trị tiêu chảy
Loperamid khi tiêu chảy uống liền 2 viên.
Berberin khi tiêu chảy uống liền 2 viên.
Natri nhỏ mắt, nhỏ mũi
Đây là loại nước có giá thành rẻ nhưng mang nhiều công hiệu thần kỳ. Bạn nên trang bị cho tủ thuốc một vài chai dung dịch nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mắt, mũi. Chúng có thể giúp vệ sinh mắt mũi hằng ngày. Điều này đặc biệt tốt khi đi đường có nhiều bụi bẩn hoặc hoặc thời điểm có nhiều dịch bệnh.
Natri súc miệng
Bạn nên súc họng 3 lần sau ăn.
Dung dịch cung cấp chất điện giải
Chuẩn bị khoảng 10 gói Oresol để bù nước khi cơ thể mất nước.
Cồn 70 500ml
Xịt sát khuẩn tay và vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…).
Tinh dầu tràm 500ml
Xông khi cảm, có tác dụng hỗ trợ trị các chứng đau đầu, sốt, cảm cúm.
Thuốc sát trùng
Hoạt động hàng ngày của chúng ta không tránh khỏi những lúc bất cẩn gây sứt sát da. Trong trường hợp này thực sự cần thiết có những loại thuốc sát trùng để tránh bị nhiễm trùng vết thương. Một số loại thuốc sát trùng nên có như Oxi già, cồn etanol 70 độ dùng để rửa các vết thương mới, vết thương ngoài da.
Băng, gạc y tế
Bạn đừng quên dự trữ các loại băng cá nhân với nhiều kích cỡ khác nhau trong tủ thuốc gia đình. Băng gạc y tế và băng dính sẽ giúp băng bó vết thương, phòng tránh nhiễm khuẩn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?