ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương là một dạng bệnh phát triển một cách thầm lặng nên rất khó để phát hiện ra bệnh từ sớm. Bệnh loãng xương thực chất là tình trạng suy giảm chất lượng cũng như số lượng các cấu trúc trong xương khiến cho xương dễ bị xẹp, bị giòn và có nguy cơ gãy xương rất cao. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Một số yếu tố có thể thay đổi được trong khi số khác thì không thể.

Những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi

– Giới tính: ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh thì nguy cơ loãng xương tăng cao hơn hẳn so với nam giới cùng độ tuổi do tổng khối lượng xương thấp hơn.

– Tuổi tác: độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ loãng xương.

– Kích thước cơ thể: những phụ nữ gầy và nhỏ con có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.

– Tiền sử gia đình có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông

– Những phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh: Sau kỳ mãn kinh, buồng trứng sẽ ngưng hoạt động cho nên những nội tiết tố được sản xuất từ buồng trứng cũng sẽ mất đi (một trong những nội tiết tố đó giữ vai trò ức chế hoạt động của các tế bào có hại gây phá hủy xương). Trường hợp bệnh nhân bị loãng xương do tình trạng sau mãn kinh thường sẽ bị mắc phải các biến chứng loãng xương như: gãy cổ xương đùi, gãy lún đốt sống, gãy đầu dưới xương cẳng tay,…

– Người đã từng bị gãy xương

– Người có các bệnh đi kèm như: bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận hoặc hội chứng Cushing

Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi bao gồm

– Nội tiết tố giới tính: nồng độ estrogen thấp do kinh nguyệt không đều hoặc thời kỳ mãn kinh có thể gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ. Trong khi đó, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra loãng xương ở nam giới.

– Di truyền: Ba mẹ có tiền sử bệnh loãng xương thì con cái cũng dễ bị loãng xương nên bạn hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

– Chế độ ăn ít hoặc thiếu canxi và vitamin D.

– Chán ăn tâm thần: chứng rối loạn ăn uống này có thể dẫn đến loãng xương.

– Dùng một số loại thuốc như corticosteroid hoặc heparin trong thời gian dài

– Mức độ hoạt động: thiếu tập thể dục hoặc nghỉ ngơi tại giường lâu dài có thể gây yếu xương.

– Hút thuốc: thuốc lá rất có hại cho xương, cũng như tim và phổi.

– Uống rượu: uống quá nhiều rượu có thể làm xương yếu đi và dễ gãy.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline