Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu (xuất huyết). Giảm tiểu cầu là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Khi bị giảm tiểu cầu, khả năng đông máu và khả năng chống lại nhiễm trùng của người bệnh sẽ giảm đi, bệnh nhân có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, thậm chí có thể biến chứng tử vong. Vậy làm thế nào để tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết?
Bù nước và điện giải là điều quan trọng nhất
– Trước khi lưu ý đến chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết, bệnh nhân cần được bù nước và điện giải. Nguyên nhân là do bệnh sốt xuất huyết thường gây ra sốt cao, cơ thể mệt mỏi,… và dễ xảy ra tình trạng mất nước.
– Người bệnh cần uống thật nhiều nước hoặc bổ sung dung dịch điện giải oresol để bù lại lượng nước mất đi và giúp cơ thể nhanh chóng hạ sốt. Ngoài nước lọc và dung dịch oresol, bệnh nhân cũng có thể uống một số loại nước ép trái cây có chứa nhiều vitamin C như nước ép cam, bưởi, nước chanh,… hoặc cũng có thể uống nước dừa – nước dừa được ví như một loại dung dịch bù điện giải tự nhiên cho cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng giúp tăng tiểu cầu
Một số loại hoa quả tăng tiểu cầu tự nhiên
– Đu đủ: Quả đu đủ có nhiều thành phần có lợi làm tăng số lượng tiểu cầu như folate, papain, chymopapain và kali, vitamin C. Loại quả này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
– Lựu: Trong quả lựu cũng chứa một lượng lớn vitamin C và các chất chống oxy hoá giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại virus và nâng cao lượng tiểu cầu trong máu.
– Nho khô: Đây cũng là một nguồn giàu chất sắt và có thể giúp ích cho bệnh nhân sốt xuất huyết có lượng tiểu cầu rất thấp.
– Kiwi: Loại quả này là một nguồn giàu kali và vitamin C, cả hai chất này đều có tác dụng tốt cho hệ miễn dịch, tăng lượng tiểu cầu và chất điện giải trong cơ thể.
– Củ dền: Loại rau có màu đỏ đậm giúp ngăn ngừa suy giảm tiểu cầu do tác động của các gốc tự do và làm tăng lượng tiểu cầu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A, C và K, cùng với những khoáng chất có trong củ dền giúp làm sạch máu, tăng cường hệ miễn dịch.
– Quả chà là:
Chà là là một trong những loại hoa quả có tác dụng cải thiện tình trạng giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Trong thành phần của loại quả này chứa nhiều chất sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết khác giúp tăng số lượng tiểu cầu tự nhiên.
Các loại thực phẩm giàu vitamin
– Thực phẩm giàu vitamin C
Một lượng vitamin C từ 400 – 2000 mg hàng ngày có thể giúp tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể. Vì loại vitamin này có tính chất chống oxy hóa. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả như cam, rau bina súp lơ xanh,…
– Thực phẩm giàu vitamin A: có nhiều trong cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang,… sẽ giúp tiểu cầu luôn khỏe mạnh.
– Vitamin B12: Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như cá hồi, thịt gà, cá ngừ, thịt bò,… cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết.
– Thực phẩm giàu Vitamin K: cũng giúp các tế bào tăng trưởng một cách tối đa và bạn có thể tìm thấy vitamin K trong các loại thực phẩm như rau cải xoăn, gan và trứng,…
Các loại thực phẩm khác
– Thực phẩm giàu axit béo Omega-3: Nếu xây dựng chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết, bạn đừng quên những thực phẩm có chứa nhiều axit béo Omega 3, chẳng hạn như quả óc chó, hạt lanh, rau bina,…
– Một số loại ngũ cốc nguyên hạt, những loại rau, các loại đậu,… có chứa nhiều chất chống viêm và chất chống oxy hóa cũng giúp cải thiện tình trạng hạ tiểu cầu của bệnh nhân sốt xuất huyết.
– Thực phẩm giàu folate: Thiếu folate cũng có thể làm giảm tiểu cầu vì thế bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu folate khi bị sốt xuất huyết. Folate có nhiều trong một số thực phẩm như măng tây và các loại ngũ cốc.
– Thực phẩm giàu axit amin cũng rất tốt để tăng tiểu cầu, tạo các tế bào máu mới.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI