Nếu không lựa chọn thực phẩm cẩn thận có thể gây ra các vấn đề về đầy hơi, tạo khí, … ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trong đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên hạn chế dùng những thực phẩm dưới đây.
Thực phẩm nhiều muối
Quá nhiều natri hoặc muối trong chế độ ăn uống được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng giữ nước, làm ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp, tăng gánh nặng cho tim của người bệnh COPD. Bạn không nên thêm quá nhiều muối vào các món ăn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc và gia vị không ướp muối để làm hương vị thay thế.
Các bữa ăn nhẹ không nên chứa quá 300mg natri mỗi phần ăn, đồng thời toàn bộ các bữa ăn không nên chứa quá 600mg natri.
Một số loại trái cây
Một số trái cây có hạt cứng như: đào, mơ, dưa… có thể gây ra tình trạng đầy hơi do carbohydrate bị lên men trong đường tiêu hóa. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về đường hô hấp ở những người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Một số loại rau, đậu
Có một số loại rau và đậu cũng tạo khí gas nên ảnh hưởng tới hô hấp của bệnh nhân COPD. Người bệnh nên lưu ý khi sử dụng chúng. Tuy nhiên, nếu đã sử dụng mà cảm thấy không gây đầy hơi thì bạn vẫn có thể tiêu thụ thực phẩm này: Đậu, bắp cải, súp lơ, tỏi tây, hành, đậu nành,…
Sản phẩm từ sữa
Ở một vài người, khi sử dụng các sản phẩm được làm từ sữa như bơ, phô mai làm cho các chất nhầy trở nên đặc hơn. Tuy nhiên, nếu các sản phẩm từ sữa không làm cho tình trạng đờm tồi tệ hơn, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng chúng.
Socola
Socola chứa nhiều caffeine, chúng ảnh hưởng nhiều tới thuốc bạn đang sử dụng để điều trị COPD. Hãy tham khảo bác sĩ về tình trạng bệnh của bạn về việc có nên ngừng tiêu thụ socola.
Đồ chiên
Thực phẩm chiên, có nhiều dầu mỡ sẽ gây ra đầy hơi, khó tiêu. Thực phẩm có nhiều gia vị cũng gây khó chịu và ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Vậy nên, bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm này nhiều nhất có thể.
Đồ uống có cồn, chất kích thích
Cà phê, trà, nước tăng lực: Người bệnh COPD cũng nên hạn chế tối đa những loại nước uống có chứa caffeine (cà phê, trà, soda, nước tăng lực…) và đồ uống có cồn. Những thực phẩm này có thể phản ứng, gây ảnh hưởng đến thuốc điều trị tắc nghẽn mạn tính, làm chậm nhịp thở và khiến người bệnh khó khạc ra chất nhầy; hạn chế sử dụng nước uống có ga gây khó tiêu, tức bụng dẫn tới khó thở.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM NÃO MÔ CẦU
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU
VIÊM NÃO MÔ CẦU CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?
SỰ NGUY HIỂM CỦA VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU?