Rối loạn lo âu là một trong những dạng rối loạn tâm lý phổ biến. Nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại nhiều lần có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là chứng rối loạn cảm xúc với các triệu chứng khó chịu và lo sợ mơ hồ, vã mồ hôi, đau đầu, khô miệng, bứt rứt, siết chặt ở ngực, khó chịu vùng thượng vị, bồn chồn không thể đứng yên hay ngồi yên một chỗ.
Có sự khác biệt giữa lo âu trong đời sống bình thường và lo âu do bệnh lý đó là:
– Lo âu thông thường: xảy ra khi có một sự kiện nào đó phù hợp với trạng thái cảm xúc lo âu. Cảm giác này sẽ mất đi khi sự việc đã được giải quyết;
– Lo âu bệnh lý: không xuất phát từ một nguyên nhân rõ ràng nào hoặc người bệnh biểu hiện quá mức. Triệu chứng thường gây khó chịu, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu
– Rối loạn lo âu thường khó để xác định rõ nguyên nhân nhưng những yếu tố sau cũng làm gia tăng nguy cơ bị bệnh.
– Do tâm lý: tính cách dễ bị lo âu hoặc sang chấn tâm lý từ nhỏ.
– Do di truyền: nếu trong gia đình có người bị mắc các bệnh tâm lý thì thế hệ sau cũng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng.
– Do môi trường, xã hội: căng thẳng, stress kéo dài từ công việc, môi trường sống, gia đình, …
– Do yếu tố về thần kinh.
Các triệu chứng của rối loạn lo âu
– Hoảng loạn, sợ hãi, cảm thấy không chắc chắn hay không an toàn.
– Khó ngủ, sợ hãi, lo lắng cả trong giấc ngủ.
– Không thể giữ bình tĩnh và đứng yên.
– Lạnh, đổ mồ hôi, tê hoặc ngứa ran tay hoặc chân.
– Khó thở, hoặc thở nhanh hơn bình thường.
– Tim đập nhanh, khô miệng, buồn nôn, cơ bắp căng thẳng, chóng mặt.
– Giảm khả năng tập trung.
– Ám ảnh trong suy nghĩ về một vấn đề nhiều lần, …
Nhiều người không nghĩ mình mắc bệnh rối loạn lo âu, tuy nhiên nếu một người gặp phải các tình trạng trên cần đi khám sớm.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG
TẠI SAO LẠI CẦN ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG ĐỊNH KỲ?
TÁC ĐỘNG CỦA LOÃNG XƯƠNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT LOÃNG XƯƠNG KHI BỆNH CHƯA CÓ BIỂU HIỆN RÕ RỆT?
NHỮNG TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA LOÃNG XƯƠNG
BỆNH LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA LOÃNG XƯƠNG