Các bệnh lý cơ xương khớp ngày càng xuất hiện nhiều, trong đó phổ biến là bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh thoái hóa khớp với viêm khớp dạng thấp. Hãy cùng PKĐK Thuận Kiều tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này nhé!
Triệu chứng
– Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý khớp viêm mạn tính phổ biến nhất, đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiều khớp nhỏ, nhỡ, đối xứng thường kèm theo cứng khớp buổi sáng và sự có mặt của các yếu tố dạng thấp trong huyết thanh. Còn thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương toàn bộ khớp, sụn, xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Bệnh liên quan đến tuổi tác và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của khớp.
– Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường sẽ thức dậy vào buổi sáng với tình trạng cứng khớp có thể kéo dài vài giờ. Bệnh nhân thoái hóa khớp cũng có thể gặp tình trạng này nhưng thường giảm trong vòng nửa giờ, đôi khi có thể trở lại sau khi vận động.
– Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể cảm thấy ốm, mệt mỏi toàn thân, sốt nhẹ, đau cơ, trầm cảm, tổn thương thần kinh, khô mắt, miệng, … Nếu không điều trị chứng viêm, viêm khớp dạng thấp có thể tiếp tục ảnh hưởng đến tất cả các loại cơ quan, nguy cơ cao mắc bệnh tim hoặc một số bệnh ung thư.
Những khớp nào dễ chịu ảnh hưởng nhất?
– Viêm khớp dạng thấp: thường xuất hiện ở những khớp nhỏ với 4 biểu hiện là sưng, đau, đỏ, nóng. Nếu bệnh trở nặng, các triệu chứng còn có thể lan sang cả những khớp lớn hơn như khớp gối, khớp vai và mắt cá.
– Thoái hóa khớp: thường làm xuất hiện những cơn đau ở cả 2 bên đầu gối. Tuy nhiên, cơn đau xuất hiện ở một bên khớp lại càng nặng hơn.
Độ tuổi
Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến ở người già, là kết quả của sự lão hóa, trong khi viêm khớp dạng thấp có thể phát triển ở bất kỳ độ tuổi nào, phổ biến nhất trong khoảng 30-50 tuổi. Hiếm khi người trẻ bị thoái hóa khớp, trừ khi gặp chấn thương trong thể thao hoặc tai nạn giao thông, …
Khởi phát và tiến triển
– Là một bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp có thể bùng phát đột ngột và sau đó giảm dần theo một mô hình khó dự đoán, gây khó khăn cho việc chẩn đoán, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Tình trạng bùng phát và tiến triển có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân.
– Thoái hóa khớp nói chung tiến triển chậm trong nhiều năm do sụn bị mài mòn, gây ra sự cọ xát giữa các xương gây đau đớn.
Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau nên mỗi tình trạng sẽ có giải pháp điều trị riêng. Việc phân biệt rõ cả hai bệnh lý này có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa trị, giúp người bệnh sớm lấy lại niềm vui cuộc sống.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG PHÒNG NGỪA SUY GIÃN TĨNH MẠCH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SUY GIÃN TĨNH MẠCH
ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NHƯ THẾ NÀO?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT SUY GIÃN TĨNH MẠCH VỚI CÁC BỆNH LÝ KHÁC?
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?