Buồng trứng là một trong những bộ phận quan trong của cơ quan sinh dục nữ, có ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản. Khi buồng trứng gặp phải bất cứ vấn đề gì, mắc bệnh lý nào đó sẽ khiến cơ thể và khả năng sinh sản bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số bệnh về buồng trứng thường gặp, chị em lưu ý nhé!
Buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở khoảng 15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nghĩa là có những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang nhưng vẫn có con bình thường vì ở những người này có rất nhiều trứng nhưng trứng không rụng.
Hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán khi bệnh nhân có triệu chứng sau đây: tăng nội tiết tố nam và LH. Rối loạn kinh nguyệt (kinh thưa, hay vô kinh), béo phì, rậm lông.
Suy buồng trứng
Suy buồng trứng là hiện tượng buồng trứng không thể thực hiện được chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản ở nữ giới. Bệnh làm cho các hormone sinh dục của nữ giới không thể duy trì và tái tạo kịp thời để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới. Đối với phụ nữ bị suy buồng trứng, kinh nguyệt không đều và giảm khả năng sinh sản bắt đầu trước tuổi 40. Đôi khi có thể bắt đầu ngay từ tuổi thiếu niên.
Nguyên nhân gây suy buồng trứng thường do: Các khuyết tật nhiễm sắc thể như hội chứng Turner, độc tố (hóa, xạ trị), bệnh tự miễn dịch. Ngoài ra, các yếu tố khác như tuổi, di truyền, can thiệp phẫu thuật lên buồng trứng, nạo phá thai, sử dụng chất kích thích, …
Viêm buồng trứng
Viêm buồng trứng gồm 2 loại là viêm buồng trứng cấp tính và viêm buồng trứng mãn tính; mỗi loại sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau:
Dấu hiệu của viêm buồng trứng cấp tính: Đau khu vực hạ vị, mất kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt; cơ thể có nhiệt độ cao hơn mức bình thường; người bệnh có thể cảm thấy đau ngực phải và hai bên sườn trong trường hợp đang bị bệnh thận, gan; hậu môn có cảm giác ẩm ướt, sưng nóng và đau khi đi ngoài.
Dấu hiệu của viêm buồng trứng mãn tính: Đau ở vùng hạ vị, mức độ đau ngày càng cao khi làm việc nặng, làm việc quá sức; rong kinh, dịch âm đạo ra nhiều; mệt mỏi, thậm chí là sốt cao kèm co giật; bụng dưới bị đau, căng trướng; chán ăn và sút cân, …
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một trong những bệnh phụ khoa có thể gây vô sinh cho nữ giới. Đó là sự hình thành và phát triển những bao nang có chứa dịch bên trong buồng trứng. Bệnh gây tổn thương trực tiếp cho buồng trứng, ép vào tử cung làm cho quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành hợp tử sẽ khó khăn hơn. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là hình thành những khối u ác tính và tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
Buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ. Bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 6-10% phụ nữ trong tuổi sinh đẻ.
Buồng trứng đa nang thường xuất hiện và tuổi dậy thì nhưng cũng có thể xuất hiện vào tuổi từ 20 đến 25 với các triệu chứng như: Kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh; Tuyến lông phát triển mạnh ở chân, tay, ngực, bụng; Mụn xuất hiện nhiều; Rụng tóc; Béo phì, …
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là khối u ác tính có xuất phát từ một hoặc cả hai buồng trứng. Các tế bào ung thư là các tế bào bất thường chúng phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể và không tuân theo nhu cầu của cơ thể. Các tế bào ung thư này có thể xâm lấn và phá hủy các mô, cơ quan xung quanh. Không chỉ vậy chúng có thể di căn tới các cơ quan ở xa trong cơ thể và gây ung thư thứ phát tại cơ quan đó.
Các thể ung thư buồng trứng bao gồm:
Ung thư biểu mô buồng trứng là các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng đây là loại hay gặp nhất.
Ung thư tế bào mầm là ung thư xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng, loại này ít gặp hơn ung thư biểu mô.
Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng. Loại này cũng ít gặp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG
TẠI SAO LẠI CẦN ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG ĐỊNH KỲ?
TÁC ĐỘNG CỦA LOÃNG XƯƠNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT LOÃNG XƯƠNG KHI BỆNH CHƯA CÓ BIỂU HIỆN RÕ RỆT?
NHỮNG TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA LOÃNG XƯƠNG
BỆNH LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA LOÃNG XƯƠNG