NHẬN BIẾT NHỮNG DẤU HIỆU GIẢM BẠCH CẦU

Giảm bạch cầu là tình trạng giảm số lượng tế bào chống lại bệnh tật trong máu. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu giảm bạch cầu là gì? Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu nhé!

Giảm bạch cầu là gì?

Máu của bạn được tạo thành từ các loại tế bào máu khác nhau, bao gồm cả tế bào bạch huyết hoặc tên gọi khác là bạch cầu. Tế bào bạch cầu là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.

Giảm bạch cầu là tình trạng số lượng bạch cầu thấp bất thường. Có nhiều loại bạch cầu, trong đó bạch cầu trung tính chiếm phần lớn số lượng, là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch. Nó đặc biệt quan trọng trong việc chống lại một số bệnh nhiễm trùng, nhất là do vi khuẩn gây ra.

Dấu hiệu giảm bạch cầu

Thông thường, người bệnh gặp phải tình trạng số lượng tế bào bạch cầu giảm thấp có thể không thấy xuất hiện dấu hiệu điển hình nào. Song lúc đó, họ sẽ cảm thấy cơ thể trở nên yếu hơn. Trong các trường hợp số lượng của tế bào này ở mức rất thấp, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng nhiễm trùng. Đó là:

Tình trạng sốt cao trên 38˚C.

Cảm thấy ớn lạnh.

Bị vã mồ hôi.

Có hiện tượng lở loét, phát ban.

Nguyên nhân bạch cầu bị giảm

– Do nhiễm virus: Các virus cấp tính như cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể làm giảm bạch cầu tạm thời. Trong thời gian ngắn, nhiễm virus có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất tế bào bạch cầu trong tủy xương.

– Một số tình trạng liên quan đến tế bào máu hoặc tủy xương: thiếu máu bất sản, hội chứng tăng sinh tủy, lá lách phình đại, …

– Các rối loạn bẩm sinh: yếu tố di truyền khi tồn tại một vấn đề nào đó có liên quan đến hoạt động của tủy xương.

– Do rối loạn tự miễn dịch: khi cơ thể không nhận ra được các tế bào riêng của mình và bắt đầu tấn công chúng. Các bệnh gây rối loạn tình trạng tự miễn dịch như lupus hoặc lupus ban đỏ hệ thống (SLE), Crohn, viêm khớp dạng thấp.

–  Bệnh bạch cầu, ung thư máu thể giảm bạch cầu.

– Một số bệnh khác như: bệnh HIV, bệnh Crohn, bệnh Lupus, sốt xuất huyết, lao hay viêm khớp dạng thấp.

– Việc dùng các loại thuốc gồm thuốc kháng sinh, thuốc thần kinh, thuốc huyết áp, …

– Các bức xạ.

– Các phương pháp điều trị bệnh ung thư: hóa trị, xạ trị, cấy ghép tủy xương.

– Tình trạng cơ thể bị thiếu vitamin, khoáng chất: vitamin B12, folate hay đồng.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mỗi người là khác nhau

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline