VIÊM AMIDAN – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH

Tại Việt Nam, viêm amidan có thể xuất hiện quanh năm, thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn và virus phát triển. Trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch là đối tượng dễ bị tấn công bởi virus và vi khuẩn do đó rất dễ mắc bệnh viêm amidan.

Viêm Amidan là gì?

– Amidan là một cặp khối mô mềm nằm ở phía sau họng (hầu họng). Mỗi amidan bao gồm các mô tương tự như các hạch bạch huyết (lympho), được bao phủ bởi niêm mạc màu hồng, chạy qua niêm mạc của mỗi amidan là các hố, được gọi là crypts.

– Quá trình viêm là phản ứng của cơ thể, hoạt động chống lại tác nhân gây tổn thương đến cơ thể chúng ta. Viêm Amidan cũng vậy, khi có virus hoặc vi khuẩn tấn công, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng quá trình viêm. Điển hình với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại Amidan và đau cả vùng họng.

– Viêm amidan được phân chia làm 2 loại:

+ Viêm amidan cấp tính: Một loại vi khuẩn hoặc virus lây nhiễm vào amidan, gây sưng và đau họng, chủ yếu ở amidan khẩu cái. Amidan có thể phát triển một lớp phủ màu xám hoặc trắng, nổi hạch bạch huyết tại cổ và hàm.

+ Viêm amidan mãn tính: Nhiễm trùng amidan dai dẳng, đôi khi là kết quả của các đợt viêm amidan cấp tính lặp đi lặp lại.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Amidan

Viêm amidan hình thành khi số lượng virus, vi khuẩn tấn công ồ ạt gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của amidan.

Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là trường hợp bị viêm amidan do virus gây ra. Dù vậy thì cũng nên chủ quan trước tình trạng viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của liên cầu beta tan huyết nhóm A bởi nếu không được điều trị có thể đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, một số yếu tố thuận lợi giúp bệnh dễ hình thành bao gồm: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, ô nhiễm môi trường, ở người bệnh có sức đề kháng kém và cơ địa dễ dị ứng hay người bệnh có tiền sử từng mắc các bệnh lý về đường hô hấp, răng miệng.

Triệu chứng của bệnh Amidan

Viêm amidan cấp tính

Một loại vi khuẩn hoặc virus lây nhiễm vào amidan, gây sưng và đau họng. Amidan có thể phát triển một lớp phủ màu xám hoặc trắng, nổi hạch bạch huyết tại cổ và hàm. Viêm amidan cấp thường bao gồm những biểu hiện sau:

– Sốt.

– Khó nuốt hoặc nghẹn cổ.

– Nuốt đau.

– Nổi hạch ở cổ.

– Thở bằng miệng, ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.

– Mệt mỏi, khó chịu.

– Các mảng trắng, mủ hoặc đỏ amidan.

– Phát ban đỏ mịn trên cơ thể cho thấy bệnh ban đỏ có thể làm phức tạp thêm một trường hợp viêm amidan. Những triệu chứng này thường hết sau 3 – 4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 2 tuần, ngay cả khi được điều trị.

Viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm đi viêm lại tuyến amidan (một năm có thể bị nhiều lần). Bệnh xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Triệu chứng viêm amidan mạn tính:

– Bệnh nhân hay sốt vặt.

– Thường xuyên cảm giác ngứa vướng và rát trong họng, nuốt vướng, thỉnh thoảng phải khạc nhổ do xuất tiết.

– Hơi thở hôi do chất mủ chứa trong các hốc của amidan.

– Bệnh nhân thường ho khan từng cơn nhất là về buổi sáng khi mới ngủ dậy.

– Giọng nói mất trong, thỉnh thoảng khàn nhẹ.

– Nếu amidan viêm mạn tính quá phát có thể thở khò khè, đêm ngủ ngáy to, …

Viêm Amidan có thể để lại nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi mắc bệnh, bạn không nên xem nhẹ và hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline