Chúng ta nghe nhiều về bệnh Thoát vị đĩa đệm, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ràng về căn bệnh này. Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu về bệnh Thoát vị đĩa đệm để có những biện pháp bảo vệ sức khỏe nhé!
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, có nhiệm vụ bảo vệ xương bằng cách giảm áp lực lên cột sống khi bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày, như đi bộ, nâng vật nặng hoặc uốn người.
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.
Nguyên nhân khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm
Chấn thương
Tương tự như mô xương, đĩa đệm có thể bị rách và nứt khi chịu tác động cơ học mạnh. Chấn thương đột ngột có thể khiến vòng sợi bị nứt và tràn dịch nhầy ra bên ngoài.
Ảnh hưởng của một số bệnh lý
Ngoài ra, đĩa đệm cũng có thể bị thoát vị do ảnh hưởng của một số bệnh lý như thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, lao cột sống và một số tình trạng rối loạn chuyển hóa như gút, tiểu đường,…
Tuổi tác
Tuổi tác cao khiến đĩa đệm và các cơ quan trong cơ thể suy yếu và dễ tổn thương. Theo thời gian, vòng sợi có xu hướng mỏng dần, nứt và thoát nhân nhầy ra bên ngoài. Nếu xảy ra do tuổi tác, bệnh thường có tiến triển chậm và phát sinh triệu chứng âm thầm.
Thói quen sinh hoạt, làm việc
Vận động quá mức, lao động nặng, duy trì các tư thế sai lệch,… làm gia tăng áp lực lên đĩa đệm. Yếu tố này cộng hưởng với quá trình thoái hóa tự nhiên có thể khiến đĩa đệm nứt và tràn dịch ra các cơ quan lân cận.
Yếu tố rủi ro
Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh thoát vị đĩa đệm còn có thể khởi phát khi có các yếu tố rủi ro như béo phì, cấu trúc cột sống bất thường, tiền sử gia đình mắc bệnh lý cột sống, rối loạn miễn dịch,…
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Đau nhức tay hoặc chân
Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
Triệu chứng tê bì tay chân
Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…
Yếu cơ, bại liệt
Xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn
Bạn hãy nhanh chóng đi khám bệnh nếu có cơn đau lưng hoặc cổ lan xuống cánh tay hoặc chân. Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu tê, ngứa và yếu cơ ở những khu vực này, bạn cũng cần đến gặp bác sĩ.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI