Sốc sốt xuất huyết nếu phát hiện sớm, bệnh nhân được bù dịch đầy đủ thì sẽ hồi phục dễ dàng. Ngược lại, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời thì có thể rơi vào tình trạng sốc, mạch nhanh, tụt huyết áp. Tình trạng sốc này nếu để diễn biến kéo dài sẽ tiến triển thành sốc không hồi phục và có thể gây suy đa phủ tạng, dễ dẫn đến tử vong.
Biện pháp xử trí sốc sốt xuất huyết Dengue
– Trước tiên, qua thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ tình trạng sốc, từ đó có thể tiến hành truyền ngay NaCl 0.9% hoặc Ringer Lactat. Qua theo dõi, nếu tình trạng được cải thiện tốt sẽ giảm tốc độ truyền. Trường hợp không thuyên giảm, bác sĩ sẽ tiến hành thay thế truyền dung dịch cao phân tử với tốc độ truyền cao. Khi các biểu hiện khả quan hơn, như mạch rõ và huyết áp không còn kẹt thì truyền dịch NaCl 0.9% hoặc Ringer Lactat sau 1 giờ.
– Một số trường hợp sốc nặng, người bệnh khó thở thì cần đặt đầu bệnh nhân nằm thấp và cho thở oxy.
Biện pháp xử trí sốc sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết đi kèm
Với những bệnh nhân có các triệu chứng của sốc sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết đi kèm thì các bác sĩ sẽ xử lý theo các bước như sau:
– Chống sốc với dung dịch điện giải trong thời gian chờ hồng cầu lắng.
– Tiến hành truyền hồng cầu lắng từ 5 – 10ml/kg.
– Điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu.
– Nội soi cầm máu ở tá tràng, dạ dày,… để xử lý cầm máu.
– Có thể sử dụng thuốc ức chế bơm Proton khi bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc bị xuất huyết trên.
Bệnh nhân sau khi điều trị có thể được xem xét để xuất viện dựa trên các tiêu chí như:
– Không bị sốt sau 2 ngày điều trị.
– Tinh thần tỉnh táo, thoải mái.
– Thở bình thường, mạch đập ổn định.
– Huyết áp bình thường.
Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng cần được nhập viện, can thiệp y tế nhanh chóng để tránh các biến chứng nguy hiểm. Mỗi người nên nhận biết bệnh sốt xuất huyết từ sớm, thăm khám kịp thời ngay khi nghi ngờ mắc bệnh. Đồng thời, cần chủ động phòng tránh bệnh bằng cách thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà ở và khu vực xung quanh, loại bỏ các ổ chứa nước đọng để diệt muỗi; ngủ màn; không để trẻ chơi nơi tối; ẩm ướt và nên xịt thuốc muỗi; thoa kem chống muỗi để tránh bị muỗi đốt.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG