Covid-19 là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nên nhiệm vụ đầu tiên cần làm chính là ức chế khả năng hoạt động và sự phát triển của virus. Tùy thuộc vào mỗi tình trạng bệnh và khả năng đề kháng của mỗi người mà áp dụng biện pháp điều trị riêng biệt. Quan trọng nhất là bác sĩ phải theo dõi sát tình trạng sức khỏe bệnh nhân, áp dụng tất cả kinh nghiệm điều trị lâm sàng để phát hiện sớm biến chứng và ngăn ngừa.
Với trường hợp Covid-19 điều trị tại bệnh viện
– Giai đoạn thứ nhất: cung cấp đủ oxy cho bệnh nhân để xử lý tình trạng khó thở ngay khi mới xuất hiện.
– Giai đoạn thứ hai: liệu pháp oxy được thực hiện dưới áp lực cao hơn do phổi đã bị tổn thương nghiêm trọng.
– Giai đoạn thứ ba: quá trình hô hấp tự nhiên của người bệnh không đủ đáp ứng duy trì sự sống, vì vậy thủ thuật xâm lấn sẽ được thực hiện để giúp bệnh nhân duy trì sự sống.
– Giai đoạn thứ tư: áp dụng phương pháp ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể) là biện pháp cuối cùng có thể hỗ trợ cho bệnh nhân đảm bảo oxy nuôi dưỡng cơ thể.
Ngoài ra, bác sĩ theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn, kịp thời phát hiện những dấu hiệu tiến triển nặng của bệnh nhân như suy hô hấp, suy tuần hoàn để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Đánh giá, điều trị, tiên lượng các tình trạng bệnh lý mạn tính kèm theo nếu có.
Với trường hợp Covid-19 điều trị tại nhà
– Hiện nay Bộ y tế cũng đã có những quy định đối với việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại nhà bằng những loại thuốc về giảm đau, hạ sốt, chống đông máu, … nhưng người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn, giải thích cụ thể về việc sử dụng thuốc và chăm sóc bệnh nhân trong quá trình điều trị tùy theo sự tiến triển của virus và thể trạng riêng của từng người.
– Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng: luôn đảm bảo bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Nên ăn những món ăn mềm, lỏng, chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày giúp bệnh nhân dễ hấp thu hơn. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo như các món ăn chiên rán, bánh kẹo, … Cần chú ý cho bệnh nhân ăn nhiều rau củ, trái cây nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung nước đủ liều lượng cho có thể.
– Tâm lý: với bệnh nhân mắc Covid-19 gặp khó khăn trong việc hô hấp khiến nhiều người hoảng sợ và lo lắng trầm trọng. Vì vậy, sự quan tâm, an ủi của người thân trong thời điểm này vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân vững lòng vượt qua khó khăn.
– Vận động: bệnh nhân thực hiện những bài tập đơn giản tại nhà. Nếu cơ thể gặp khó khăn khi di chuyển, bạn có thể giúp bệnh nhân xoay trở tư thế, co duỗi tay chân, … để tránh các nguy cơ biến chứng xẹp phổi, ngưng thở, yếu liệt, teo cơ, loét ép, … do nằm lâu.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC HẠNG MỤC KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT
TẠI SAO CẦN KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT?
LỜI KHUYÊN BẢO VỆ GAN MẬT TRONG DỊP TẾT
BỆNH LÝ GAN MẬT THƯỜNG GẶP CẦN TẦM SOÁT TRƯỚC TẾT
CÁC HẠNG MỤC TẦM SOÁT TIÊU HÓA TRƯỚC TẾT
KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN VÀ BỆNH LÝ GAN MẬT TRƯỚC TẾT