Những người bị viêm ruột do nhiễm trùng sẽ làm suy giảm chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn vào cơ thể dẫn đến hiện tượng tồn đọng thực phẩm trong đường ruột và chính là nguyên nhân gây viêm nhiều hơn. Vì vậy đối với người bị viêm đường ruột thì chế độ dinh dưỡng hạn chế thức ăn tồn đọng trong ruột (low-FODMAP diet) sẽ mang lại lợi ích tối ưu. Nhiều nghiên cứu cho rằng dinh dưỡng có nhiều vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát biến chứng của bệnh viêm ruột. Vậy nên người bị viêm đường ruột nên ăn gì để bổ sung và cung cấp đủ dinh dưỡng giúp khỏi bệnh là cần thiết.
Thực phẩm thuộc nhóm rau củ
Đây là nhóm thực phẩm quan trọng hàng đầu, bổ sung đầy đủ chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Những loại rau củ quả phù hợp với đối tượng này là: các loại rau cải, măng tây, bí đỏ, cà rốt, khoai tây, cà chua, củ cải, bí đao, …
Thực phẩm chứa tinh bột
Đây là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của người viêm ruột, giúp đường ruột khoẻ. Bánh mì trắng, ngũ cốc, các loại hạt hay bột yến mạch là những tinh bột dễ tiêu hóa, giúp người bệnh có đủ năng lượng và dưỡng chất.
Nguồn đạm
Giảm thịt đỏ, thịt động vật.
Tăng ưu tiên đối với thịt trắng như thịt gà, vịt, trứng, thịt cá.
Bổ sung đầy đủ đạm thực vật như đậu nành, đậu hủ, …
Sữa và các sản phẩm từ sữa, nhưng cần hạn chế tùy vào khả năng tiêu hóa lactose của từng người.
Các loại bơ hạt mịn: bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, …
Đối với sữa
Người bị viêm đường ruột có thể uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai, … Nhưng không nên dùng nhiều vì sữa có thể khiến những người không dung nạp lactose bị chứng tiêu chảy hay chuột rút.
Thực phẩm là đồ ngọt, đồ ăn nhẹ
Trong trường hợp người bệnh muốn ăn nhẹ cũng có thể bổ sung món ăn ngọt hoặc đồ uống ngọt. Các loại bánh mềm như bông lan, bánh mì, bánh xốp hoặc nước ép đều phù hợp. Song, người bệnh vẫn nên chú ý về liều lượng tiêu thụ mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều. Đồng thời, với các loại nước ép thì cần phải lọc sạch đi phần bã và hạt.
Uống nhiều nước
Đừng ít hơn 2,5 lít/ngày, chia ra 6-8 lần trong ngày, đặc biệt là ly nước lớn 300 ml vào buổi sáng sớm lúc bụng đói. Nếu được nước khoáng loại có nhiều kalium và magnesium càng hay vì nước vừa nhuận trường vừa lợi tiểu.
Bên cạnh việc chọn thực phẩm nên ăn người bệnh cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG