Thuyên tắc phổi có thể khó chẩn đoán, đặc biệt là ở những người có suy tim hoặc bệnh phổi. Vì lý do đó, bác sĩ có thể yêu cầu một loạt các xét nghiệm để giúp tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng.
Phương pháp chẩn đoán thuyên tắc phổi
– Khám lâm sàng: Bác sĩ thực hiện kiểm tra lâm sàng, tìm kiếm sự tồn tại của các yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi và các dấu hiệu thuyên tắc phổi.
– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm sản phẩm phân huỷ từ cục máu đông là D-dimer hoặc đo nồng độ Oxy hoặc CO2 trong máu.
– X-quang ngực: Mặc dù X-quang không hiệu quả trong chẩn đoán thuyên tắc phổi nhưng có thể giúp loại trừ các bệnh lý khác tương tự.
– Siêu âm: Siêu âm duplex tại mạch máu vùng chân, đùi, gối có thể giúp phát hiện cục máu đông trong trường hợp nghi ngờ.
– Các xét nghiệm chuyên sâu khác: Chụp CT động mạch phổi, chụp mạch máu phổi, V/Q scan hoặc MRI.
Phương pháp điều trị thuyên tắc phổi
Mục đích điều trị thuyên tắc phổi là giữ cho cục máu đông không lớn hơn và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới. Cần điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và giảm nguy cơ tử vong.
– Liệu pháp chống đông: thường thì bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc chống đông để phá vỡ cục máu đông. Bên cạnh đó là các loại thuốc ngăn ngừa sự phát triển của cục máu đông, ngăn ngừa sự lan truyền đi xa của huyết khối (thuốc warfarin, thuốc heparin). Có thể giảm tỷ lệ tử vong do thuyên tắc mạch phổi khi dùng thuốc heparin.
– Phẫu thuật loại bỏ cục máu đông: Phẫu thuật loại bỏ cục máu đông khỏi động mạch phổi được dành riêng cho bệnh nhân thuyên tắc phổi nặng trong trường hợp thất bại hoặc chống chỉ định với phương pháp tiêu sợi huyết.
– Ngoài ra, kỹ thuật đặt ống thông (catheter) cho phép làm tan huyết khối trong một số trường hợp nhất định có thể là một phương pháp thay thế cho phẫu thuật.
Bệnh nhân cần học cách sống chung với nguy cơ tái phát thuyên tắc phổi. Quan trọng là cần tuân thủ điều trị, nhất là về việc sử dụng thuốc chống đông cũng như lưu ý khi sử dụng thuốc này. Bởi vì, ngay cả những bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông dài hạn cũng có thể bị tái phát huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG