Thuyên tắc mạch phổi (thuyên tắc phổi) là tình trạng nghiêm trọng, có thể đe dọa tới tính mạng bệnh nhân, xảy ra do sự tắc nghẽn mạch máu (động mạch) trong phổi. Thuyên tắc phổi có thể xảy ra ở động mạch trung tâm phổi hoặc gần rìa phổi. Những người mang nhiều yếu tố nguy cơ sẽ càng có khả năng có cục máu đông trong cơ thể và dễ phải đối diện với nguy cơ thuyên tắc mạch phổi.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thuyên tắc động mạch phổi, bao gồm:
Nguyên nhân dẫn đến thuyên tắc phổi chủ yếu là do các cục máu đông, thế nên những người bệnh có bệnh di truyền liên quan đến rối loạn đông máu sẽ có nguy cơ cao bị thuyên tắc phổi. Một số yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi do di truyền thường gặp gồm:
– Tuổi: Có yếu tố nguy cơ khi trên 40 tuổi kèm bệnh lý gây bất động, nguy cơ sẽ tăng dần theo độ tuổi.
– Tiền sử bản thân hoặc gia đình có bệnh lý hình thành cục máu đông: Nếu bạn hoặc gia đình có tiền sử bệnh lý như huyết khối, tai biến mạch máu não, hay bệnh tim mạch, bạn có nguy cơ cao hơn mắc thuyên tắc phổi.
– Bệnh lý tim mạch: (suy tim sung huyết, rung tâm nhĩ hoặc nhồi máu cơ tim) hoặc đột quỵ có thể dẫn đến tắc mạch phổi.
– Một số bệnh ung thư – đặc biệt là ung thư não, buồng trứng, tụy, đại tràng, dạ dày, phổi, thận và các bệnh ung thư di căn – có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông (cục huyết khối) và hóa trị liệu ung thư sẽ càng làm gia tăng nguy cơ hơn. Phụ nữ có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị ung thư vú đang dùng tamoxifen hoặc raloxifene cũng có nguy cơ hình thành cục huyết khối rất cao.
– Phẫu thuật: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra huyết khối do tình trạng nằm lâu/bất động kéo dài gây tắc nghẽn lưu thông dòng máu.
– Rối loạn đông máu: Một số rối loạn di truyền làm cho cục máu đông dễ hình thành hơn.
– Bất động trong thời gian dài: Khi ngồi hoặc nằm không di chuyển trong thời gian dài, ví dụ như di chứng sau khi bị các bệnh lý nặng như tổn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, nhiễm trùng huyết, nhồi máu cơ tim, dòng máu trong cơ thể chậm lại và dễ bị tạo thành cục máu đông.
– Các yếu tố nguy cơ khác: Phụ nữ có thai, người thường xuyên hút thuốc lá, người bị béo phì, người sử dụng estrogen trong các chế phẩm thuốc tránh thai hoặc hormone thay thế ở phụ nữ mãn kinh, …
Nếu người thân hoặc bạn có quá nhiều yếu tố được nêu ở trên và kèm theo các triệu chứng báo hiệu sớm thuyên tắc phổi, hãy đi khám ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?