Khi bạn bị thiếu máu, khả năng vận chuyển khí oxy của hồng cầu bị giảm làm thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt là tim, cơ bắp, não, gây nên các hiện tượng tim đập mạnh, hoa mắt chóng mặt, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mỏi mệt, giảm khả năng lao động chân tay và trí óc, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu, có thể bổ sung những thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
Thịt bò bổ sung sắt
Thịt bò là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể. Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chứa mỡ. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết.
Thực phẩm giàu vitamin B
Các loại vitamin B12, B9, B6, B,… đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tạo hồng cầu cũng như biệt hóa nguyên bào hồng cầu. Vì thế chúng cũng rất cần đối với người bị thiếu máu. Điển hình trong nhóm này có thể kể đến: trứng, rau đậm màu, các loại đậu, măng tây, sữa và chế phẩm từ sữa, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt, hoa quả tươi,…
Trái cây giàu vitamin C
Nho, xoài, cà chua, chanh, cam, dâu tây, ổi,… giàu vitamin C là nguồn thực phẩm lý tưởng cho chế độ thiếu máu nên ăn gì. Việc bổ sung vitamin C tự nhiên từ trái cây sẽ giúp cơ thể giữ và hấp thụ sắt tốt hơn nhờ đó mà quá trình chuyển hóa các chất được vận chuyển bởi hồng cầu trở nên tốt hơn.
Hải sản
Hải sản, nhất là hải sản có vỏ rất nhiều chất sắt và folate nên người bị thiếu máu nhất thiết phải tăng cường bổ sung. Không những thế, hải sản còn chứa các loại khoáng chất như: photpho, canxi, kẽm,…tốt cho xương khớp. Các loại hải sản nên ăn gồm: tôm, cua, hàu, cá mòi, cá thu,…
Trứng gà – Loại thức ăn bổ máu cần thiết cho người thiếu máu
Trứng gà cũng chứa một lượng các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Những thành phần dinh dưỡng này của trứng gà mang đến hàng loại lợi ích sức khỏe tuyệt vời, trong đó có bổ máu. Một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt. Hãy bổ sung các món ăn bổ máu từ trứng vào bữa ăn hàng ngày để có thể hỗ trợ, giảm tình trạng thiếu máu.
Bí ngô giúp bổ máu
Nhắc đến việc ăn gì để bổ máu, không thể không nhắc đến bí ngô. Không những là loại thực phẩm chứa nhiều sắt mà bí ngô còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như: các axit amin, kẽm, canxi, protein thực vật,…Đặc biệt, hạt bí ngô cũng chứa rất nhiều sắt. Mỗi 100g hạt bí ngô có khoảng 15mg sắt.
Thức ăn bổ máu từ các loại rau xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều vitamin A, K, C và đặc biệt là chất sắt. Những thực phẩm như rau bi na, bông cải xanh, cải bó xôi… luôn có mặt trong danh sách thức ăn bổ máu. Bạn có thể chế biến được nhiều món ăn bổ máu từ các loại rau xanh như salad, nấu canh, luộc, xào….
Các loại đỗ giúp bổ máu
Các món ăn bổ máu được nấu từ những nguyên liệu đơn giản như đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ,…không chỉ cung cấp lượng sắt dồi dào cho cơ thể mà còn chứa nhiều molypden là khoáng chất cần thiết giúp hấp thụ sắt. Trước khi chế biến nên ngâm đỗ vào trong nước ấm qua đêm để giảm tỷ lệ axit phytic nhằm tăng khả năng hấp thụ sắt.
Các bạn hãy nhớ bổ sung những thực phẩm trên trong bữa ăn hàng ngày để tránh nguy cơ bị thiếu máu nhé!
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM TAI GIỮA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH VIÊM TAI GIỮA XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?
TẠI SAO VIÊM MŨI HỌNG CÓ THỂ GÂY VIÊM TAI GIỮA?
GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỆ HÔ HẤP VÀO MÙA ĐÔNG
NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA ĐÔNG
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?