BỆNH ALZHEIMER ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người. Ảnh hưởng lớn nhất của bệnh Alzheimer là gây mất trí nhớ, ngôn ngữ, làm thay đổi nhận thức, làm suy giảm khả năng phán đoán, ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát các chức năng của cơ thể, gây khó khăn đến việc chữa trị.

Bệnh Alzheimer ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

– Ảnh hưởng lớn nhất của bệnh Alzheimer là gây mất trí nhớ, ngôn ngữ, làm thay đổi nhận thức, làm suy giảm khả năng phán đoán, ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát các chức năng của cơ thể, gây khó khăn đến việc chữa trị.

– Thể chất, khả năng cân bằng, kiểm soát các chức năng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của não khi bệnh Alzheimer tiến đến giai đoạn cuối. Những thay đổi này làm cho bệnh nhân dễ bị tổn thương và gặp những vấn đề về sức khỏe như:

+ Khi ăn uống rất dễ hít chất lỏng, thức ăn vào phổi gây sặc và ảnh hưởng xấu đến phổi, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác, viêm phổi, …

+ Gây mất nước, suy dinh dưỡng. Vì chức năng kiểm soát cơ thể bị ảnh hưởng nên họ dễ bị ngã, gây chấn thương đến cơ thể, có thể gãy xương và nặng hơn nữa là tử vong.

– Nhiễm trùng: Bệnh nhân Alzheimer thường đi tiểu không tự chủ nên phải đặt thông tiểu, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu. Biến chứng này nếu không được điều trị sẽ càng nặng hơn, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

– Bị ngã và gặp chấn thương: Bệnh nhân Alzheimer thường sẽ khó để định hướng khoảng cách. Do vậy nguy cơ bị ngã khi di chuyển và vận động tăng lên. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến các trường hợp có thể gãy xương, gặp chấn thương vùng đầu, cổ nặng, thậm chí còn gây xuất huyết, tụ máu, … Trường hợp chấn thương nặng cần lưu viện để phẫu thuật và chăm sóc nội trú.

Thách thức trong việc chăm sóc

Theo thời gian, những người mắc bệnh Alzheimer sẽ dần dần mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Bạn nên giúp họ những điều cơ bản như là đánh răng, tắm gội và thay áo quần.

Nó còn gây khó khăn trong việc giao tiếp hàng ngày. Người chăm sóc được khuyến cáo hạn chế giao tiếp với các chủ đề đơn giản và thay vào đó là đặt các câu hỏi có câu trả lời rõ ràng. Giai đoạn cuối của bệnh, người bệnh có thể mất khả năng nói.

Việc nhai và nuốt thức ăn cũng trở nên khó khăn. Điều đó làm tăng nguy cơ bị mắc nghẹn hoặc nuốt trôi thức ăn. Các bữa ăn và bữa ăn nhẹ nên được cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn. Nếu ăn uống không đầy đủ, bạn có thể bị suy dinh dưỡng hoặc mất nước. Chế độ ăn uống nên điều chỉnh để bảo đảm và đầy đủ chất dinh dưỡng. Có thể uống vitamin và c1c thực phẩm bổ sung protein để có đủ chất dinh dưỡng.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline