Bộ não là cơ quan quan trọng của cơ thể. Bộ não kiểm soát điều khiển mọi chức năng và cảm xúc của con người. Việc cải thiện sức khỏe cho não bộ đều đặn giúp bạn tăng cường khả năng tập trung. Khi bộ não tràn đầy năng lượng, nó sẽ kích thích cơ thể hoạt động mạnh mẽ.
Rèn luyện trí nhớ
Khả năng của con người là không giới hạn. Không ai có thể trở thành một “phiên bản” thông minh của chính mình nếu không có ý thức chủ động cải thiện bản thân. Và bộ não cũng cần được lắp đầy và trao cho nó nhiều thử thách khác nhau. Bất kể bạn rèn luyện não bộ bằng cách nào? Bạn sử dụng công cụ gì để ghi nhớ và nắm bắt thông tin? Bắt đầu bằng những điều đơn giản. Tập ghi nhớ mọi thứ xung quanh khi thu vào mắt mình từ màu sắc đến số. Những điều này hoàn toàn giúp trí nhớ được cải thiện.
Không ngừng học hỏi
Đây là một thói quen bắt não của bạn liên tục phải tư duy, sáng tạo và tìm tòi, học hỏi những cái mới. Điều này không những giúp bạn luôn năng động mà còn giúp cải thiện sự tinh tế, nhạy bén trong nhận thức. Mặt khác nó làm tăng sức mạnh tinh thần của bạn vì não bộ liên tục hoạt động.
Không quan trọng việc bạn học hỏi như thế nào, bạn có thể đọc sách hoặc xem tivi, khám phá, trò chuyện với ai đó… Hãy tập cách không giới hạn suy nghĩ của mình và tăng trí tưởng tượng để có được những thông tin mới.
Sử dụng thực phẩm tốt cho bộ não
Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là lý tưởng cho một cơ thể và bộ não khỏe mạnh, nhưng có một số loại thực phẩm cụ thể đóng góp vào việc xây dựng một bộ não khỏe mạnh.
Cá béo như cá hồi, cá trích và cá mòi là những món tuyệt vời. Quả việt quất, quả hạch và các loại rau lá xanh cũng rất tốt cho bộ não. Cà phê là một chất bảo vệ thần kinh tốt và trà xanh cũng vậy.
Tránh tiêu thụ nhiều đường và thực phẩm chế biến quá kỹ cũng là một bước quan trọng để bảo vệ não bộ khỏe mạnh. Quá nhiều đường và một số chất phụ gia làm tăng tình trạng viêm khắp cơ thể, bao gồm cả não, điều này có thể góp phần làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của não bộ. Việc làm gián đoạn chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, vì điều này làm gián đoạn quá trình não sử dụng để tạo ra trí nhớ.
Nghỉ ngơi trọn vẹn vào ban đêm, thường là khoảng 7-9 giờ mỗi đêm đối với một người trưởng thành, sẽ giúp não bộ tạo và lưu trữ những trí nhớ lâu dài.
Vận động và tập luyện mỗi ngày
Tập thể dục hằng ngày có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đến não và duy trì các mối tiếp giáp chặt chẽ của hàng rào máu não.
Kiểm soát căng thẳng
Cố gắng kiểm soát căng thẳng. Viết nhật ký, nói chuyện với bạn, tập thở, tìm kiếm liệu pháp tâm lý, đi dạo hoặc bất cứ điều gì có ích cho bạn. Phản ứng căng thẳng, đặc biệt là khi kéo dài, có thể gây viêm thần kinh do sự gia tăng của hoóc môn căng thẳng.
Tham gia các hoạt động xã hội
Việc chúng ta tạo dựng các mối liên hệ tình cảm với người khác sẽ giúp ngăn chặn chứng sa sút trí tuệ.Chính vì vậy, bạn nên tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh sẽ giúp bộ não bạn hoạt động tích cực hơn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG
TẠI SAO LẠI CẦN ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG ĐỊNH KỲ?
TÁC ĐỘNG CỦA LOÃNG XƯƠNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT LOÃNG XƯƠNG KHI BỆNH CHƯA CÓ BIỂU HIỆN RÕ RỆT?
NHỮNG TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA LOÃNG XƯƠNG
BỆNH LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA LOÃNG XƯƠNG