Việc khám tổng quát và làm các kiểm tra cận lâm sàng là cần thiết, nếu bạn lo lắng mình có triệu chứng của bệnh, hãy đến gặp và tìm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa về thần kinh. Điều này sẽ hữu ích trong việc chẩn đoán, điều trị và phát hiện bệnh, đặc biệt là khi bệnh vẫn còn ở giai đoạn đầu.
Chẩn đoán bệnh Alzheimer
Hiện nay chưa có phương pháp chẩn đoán nào dùng để xác định chính xác người bệnh có bị bệnh Alzheimer hay không. Điều này căn cứ vào tình trạng bệnh, quá trình thăm khám với bác sĩ, sau khi loại trừ các bệnh lý có biểu hiện tương tự có liên quan từ đó mới có thể đưa ra kết luận.
Việc thăm khám ban đầu với bác sĩ chuyên khoa thần kinh và thực hiện các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng như chụp chiếu, xét nghiệm là rất cần thiết để đánh giá tổng quát, loại trừ các bệnh lý có biểu hiện tương tự, phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Những yếu tố cần thiết để chẩn đoán bao gồm tiền sử toàn diện và khám lâm sàng. Điều quan trọng nữa là phải có được tiền sử từ gia đình và người chăm sóc bệnh nhân, vì một số bệnh nhân có thể không biết về tình trạng của họ. Để phân biệt với các loại sa sút trí tuệ khác, điều quan trọng là phải xác định các triệu chứng khởi phát và sớm. Điều cần thiết là phải có được một đánh giá chính xác về các kỹ năng chức năng như các nhiệm vụ sống hàng ngày cơ bản và cá nhân.
Người bệnh có thể cần chụp MRI hoặc CT não và xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác gây mất trí như suy giáp hay thiếu vitamin B12.
Điều trị bệnh Alzheimer
Hiện nay, việc điều trị dứt điểm bệnh Alzheimer vẫn còn là một bài toán khó. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc nhằm ngăn ngừa tiến trình của bệnh, khiến bệnh diễn biến chậm hơn.
Phương pháp chủ yếu là sử dụng thuốc duy trì chức năng tâm thần và thuốc kiểm soát hành vi. Các loại thuốc này chỉ mang tính tham khảo và cần được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa. Muốn biết loại thuốc nào phù hợp với tình trạng bệnh của mình cũng như cách sử dụng, bạn nên đến chuyên khoa thần kinh của các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và tư vấn điều trị.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc an thần giúp giảm lo âu, trầm cảm, kích động và các vấn đề về hành vi khác.
Một điều quan trọng trong việc điều trị bệnh Alzheimer chính là việc bệnh nhân luôn cần một người bên cạnh chăm sóc, an ủi, giúp đỡ họ cải thiện về mặt tâm lý. Tuyệt đối không nên để bệnh nhân một mình, sẽ khiến bệnh nhân tủi thân.
Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer cũng phải có nhiều rau xanh và trái cây, các thức ăn bổ sung các chất dinh dưỡng, có ích cho não bộ như: vitamin E, vitamin B9, …
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI