Đau nhức xương khớp là tình trạng hay xảy ra ở người từ độ trung niên đến cao tuổi, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, vận động mạnh hay chơi thể thao, …Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ trung niên bị mắc các bệnh về xương khớp. Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân khiến phụ nữ trung niên dễ mắc bệnh xương khớp
Sự suy giảm hormone
Sự suy giảm của các hormone nữ ở tuổi tiền mãn kinh và đặc biệt sự giảm đột ngột các hormone này sau khi mãn kinh là nguyên nhân quan trọng khiến cho họ dễ bị loãng xương và thoái hóa khớp.
Do mắc có bệnh lý
Do các bệnh lý gây ra như thoái khóa khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, … các triệu chứng đau nhức xương khớp xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đau kéo dài dai dẳng làm cản trở các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Yếu tố khác
Do các yếu tố khác tác động như chấn thương, ít vận động, bê vác đồ vật nặng, thừa cân béo phì, ít vận động. Khi làm việc, lao động sai tư thế.
Thời tiết chuyển lạnh cũng gây ra những thay đổi lớn bên trong xương khớp như: Cơ gân co, máu lưu thông đến các khớp xương giảm sút, sụn bị khô và mỏng khiến các đầu xương bị cọ xát mạnh khi vận động gây đau nhức. Đối tượng chịu đau nhức xương khớp do thời tiết rõ rệt nhất chính là phụ nữ trung niên.
Cách phòng và hạn chế đau xương khớp cho phụ nữ trung niên
Chế độ dinh dưỡng:
Dinh dưỡng tốt, hợp lý là phương pháp tối ưu cho việc hạn chế đau xương khớp, thậm chí còn hỗ trợ tái tạo và phục hồi tế bào xương khớp.
– Thực phẩm nên dùng: Đó là các loại giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu như Vitamin C, vitamin D, vitamin K, beta caroten, … Những thực phẩm có chứa các vitamin trên là cá hồi, tôm, trứng, đậu hũ, hạt đậu nành; các loại trái cây như cam, ổi, dâu tây, bưởi, súp lơ, cải xanh, cà chua; các loại rau bina, lá bạc hà, cà chua, măng tây, khoai lang,dưa lưới… Bạn cũng nên bổ sung những loại thực phẩm giàu axit omega 3 là cá hồi, cá thu, hàu, hạt chia, quả óc chó, …
– Thực phẩm nên tránh: Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường. Sử dụng ít đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều muối, đồ uống đóng chai, các chất kích thích trong bữa ăn hằng ngày. Các sản phẩm nhiều phospho như: gan động vật, thức ăn nhanh, thịt chế biến sẵn, khoai tây chiên, xúc xích…Thịt đỏ cũng được xem là khắc tinh của người bệnh đau nhức xương khớp, vì thịt đỏ chứa hàm lượng đạm và acid béo bão hòa cao. Ngoài ra, thịt đỏ còn gây ảnh hưởng xấu đến các bệnh lý khác như tim mạch, đột quỵ, huyết áp.
Chế độ luyện tập phù hợp:
Bạn cần đưa ra một chế độ luyện tập cho cá nhân, dựa trên những bài tập, những môn tập phù hợp với bản thân và sức khỏe của mình. Bạn nên vận động thường xuyên, hằng ngày cùng với các tư thế đúng sẽ hỗ trợ hiệu quả các bệnh về xương khớp.
Người bị các bệnh về cơ xương khớp cần tập luyện ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.
Nguyên tắc luyện tập là không nên cố sức. Thời tiết lạnh, mưa, sương mù nên tập luyện trong nhà, không dậy quá sớm đi tập. Hãy chọn cho mình các bộ môn thể thao phù hợp với lứa tuổi như đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe, …
Bệnh đau nhức xương khớp có nhiều nguyên nhân, triệu chứng. Do đó để điều trị đúng nguyên nhân, đúng bệnh, bác sĩ thường dựa trên các triệu chứng. Nếu bạn mắc các bệnh lý khớp như thoái hóa khớp, loãng xương hay viêm khớp, … thì nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG