Đa ối nếu xuất hiện sớm, càng đến cuối thai kỳ dịch ối càng nhiều, nguy cơ biến chứng cho thai nhi và mẹ càng cao. Vậy đa ối ảnh hưởng gì đến thai nhi? Hãy cùng PKĐK Thuận Kiều cập nhật ngay những thông tin hữu ích cho các mẹ.
Đa ối là gì?
Đa ối (Polyhydramnios) là tình trạng có quá nhiều dịch ối bao quanh em bé trong tử cung. Nước ối bắt đầu được hình thành vào khoảng mười hai ngày sau khi thụ thai. Nhiệm vụ của nó là hỗ trợ thai nhi và giúp cho việc phát triển các chi, phổi và các cơ quan tiêu hóa. Nó cũng giúp bao bọc và hỗ trợ để thai nhi giữ được thân nhiệt ổn định thích hợp.
Để chẩn đoán đa ối, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và lấy kết quả ước lượng gián tiếp về thể tích nước ối. Mẹ được chẩn đoán đa ối khi chỉ số nước ối (A.F.I: amniotic fluid index) qua siêu âm quá 25 cm.
Nguyên nhân gây nên tình trạng đa ối
Người mẹ mang song thai hoặc đa thai
Tình trạng đa ối có thể xảy ra do sự trao đổi chất giữa hai bào thai không được cân bằng (một bào thai có ít nước ối trong khi bào thai kia có nhiều nước ối hơn).
Người mẹ mắc bệnh đái tháo đường
Tình trạng đa ối được phát hiện trong 10% mẹ bầu mắc chứng đái tháo đường, nhất là trong quý 3 của thai kỳ. Khi mẹ bị tiểu đường và lượng đường trong máu của mẹ không được kiểm soát tốt, bé có thể sinh ra nhiều nước tiểu hơn. Do vậy, giảm lượng đường trong máu của mẹ sẽ giảm được lượng nước ối.
Khác thường ở thai nhi
Bé sẽ ngừng quá trình uống nước ối – đi tiểu, dẫn tới hiện tượng thừa nước ối. Tình trạng này gặp khi dị tật ở bào thai như hở hàm ếch, hẹp môn vị, …
Các yếu tố khác
Thiếu máu ở bào thai, nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé, …
Sự ảnh hưởng của đa ối đến thai nhi
Tăng nguy cơ vỡ màng ối sớm
Khi dịch ối nhiều, màng ối căng quá mức hoặc chịu lực tác động từ bên ngoài có thể gây vỡ màng ối, khiến thai sinh non.
Bong nhau thai
Tỉ lệ bong nhau thai ở mẹ đa ối cao hơn so với bình thường, nguy cơ biến chứng suy thai cấp nếu không phát hiện kịp thời.
Sinh ngôi bất thường
Thai đa ối thường chuyển ngôi sinh chậm hoặc ngôi sinh bất thường theo chiều mông gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ, tăng nguy cơ biến chứng sản khoa.
Hạn chế phát triển của thai nhi
Dịch ối bao xung quanh thai là môi trường lý tưởng để các cơ quan phát triển, tuy nhiên đa ối lại cản trở phần nào sự phát triển. Các thai đa ối thường gặp vấn đề về phát triển khung xương, ảnh hưởng đến cả sự phát triển sau này của trẻ.
Sinh mổ
Sinh mổ là cần thiết với nhiều thai đa ối nặng, nguy cơ biến chứng cao với sinh thường. Sinh mổ thai đa ối có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai.
Trẻ sinh non
Đa ối dễ khiến trẻ sinh non khi các cơ quan trong cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, bé cần được chăm sóc tốt hơn để phát triển tốt sau sinh.
Thai chết lưu
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất do đa ối gây ra, song tỉ lệ là rất thấp. Nếu thai đa ối được phát hiện sớm và theo dõi cẩn thận, nguy cơ là rất thấp.
Với những rủi ro có thể gặp phải ở thai đa ối, người mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống, chăm sóc và theo dõi thai kỳ thường xuyên phòng ngừa biến chứng. Mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám để theo dõi, thậm chí có thể phải nằm viện và can thiệp ngay khi cần thiết khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở, tức ngực nhiều; bụng to lên nhanh và rõ rệt, đau tức đột ngột.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO BỆNH SỞI DỄ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA NHỮNG ĐƯỜNG NÀO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH SỞI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG