Đa ối thường không gây triệu chứng, tuy nhiên một số trường hợp lượng nước ối tăng quá nhiều có thể gây khó thở hoặc không thoải mái cho sản phụ. Chẩn đoán đa ối thường được xác định khi khám thai và siêu âm tiền sản định kỳ. Bị đa ối khi mang thai, mẹ cần làm gì? Theo dõi những thông tin dưới đây nhé!
Mẹ cần thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
– Với các trường hợp đa ối nhẹ, mẹ sẽ được bác sĩ yêu cầu khám thường xuyên để theo dõi tình trạng thai nhi và bạn sẽ cần uống một số loại thuốc lợi tiểu. Không chỉ các bà bầu bị đa ối mà kể cả các mẹ đang trong thời gian mang thai cũng nên đăng ký dịch vụ chăm sóc và khám thai trọn gói đến từ các bệnh viện uy tín để theo dõi tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé.
– Việc thăm khám và theo dõi kỹ lưỡng giúp mẹ được can thiệp ngay khi cần thiết nếu xuất hiện các triệu chứng như khó thở, tức ngực, đau tức đột ngột và bụng to lên nhanh chóng.
Chế độ ăn uống khoa học
– Mẹ bầu chỉ nên uống từ 1,5 lít – 2 lít mỗi ngày.
– Đảm bảo số lượng protein và chất đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày. Các loại hải sản và thịt động vật cần được ưu tiên.
– Ăn nhiều rau xanh nhưng hạn chế các loại rau chứa nhiều nước.
– Hạn chế ăn trái cây mọng nước như cam, bưởi, dưa hấu… Thay thế bằng những hoa quả khác nhiều chất xơ và vitamin như táo, lê, chuối, …
Điều trị đa ối
Đa ối cấp
– Chọc ối: Làm giảm các triệu chứng về hô hấp cho mẹ. Đây chỉ là liệu pháp có tính chất tạm thời.
– Đình chỉ thai nghén bằng cách gây chuyển dạ: Nếu thai nhi có dị dạng cấu trúc hoặc bất thường nhiễm sắc thể, bác sĩ sẽ tư vấn cho bố mẹ về tiên lượng và một số giải pháp để lựa chọn, bao gồm cả việc chấm dứt thai nghén.
Đa ối mãn
– Trong trường hợp bệnh nhẹ thì không cần can thiệp mà chỉ chờ đợi cho thai nhi đủ tháng nếu không có các chỉ định sản khoa khác.
– Nếu mẹ khó thở, đau bụng hoặc đi lại khó khăn cần nhập viện.
Đa ối khi mang thai có thể gây ra những nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Vì vậy, việc khám thai định kỳ hay làm các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh là nhằm phát hiện các dị tật có nguy cơ gây nên đa ối.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?