Khó thở là triệu chứng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Vậy, mẹ có biết vì sao mẹ lại khó thở khi mang thai hay không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân nhé!
Sự thay đổi hormone khiến mẹ bầu khó thở
Khi mang thai do sự gia tăng nồng độ hormone progesterone kích thích trung tâm hô hấp ở não và ảnh hưởng tới phổi nên hơi thở của mẹ bầu trở nên gấp gáp hơn, xuất hiện tình trạng khó thở.
Sự lớn lên của thai nhi
Thai nhi càng phát triển thì tử cung càng mở rộng gây đè nén vùng dưới cơ hoành – 1 bộ phận kết hợp với phổi để đưa không khí vào phổi. Điều này khiến cho cơ hoành không mở rộng được nên mẹ bầu bị khó thở khi mang thai. Thậm chí có những trường hợp do thai nhi quá to và đạp khỏe làm cho cơ hoành bị ép chặt nên thai phụ thiếu oxy đến mức ngất xỉu.
Bị thiếu máu
Khi mang thai, cơ thể cần lượng sắt nhiều hơn bình thường để sản xuất các tế bào hồng cầu cần thiết và đưa oxy đi nuôi dưỡng thai nhi cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Việc thiếu sắt cũng có nghĩa là thiếu máu sẽ khiến cơ thể làm việc nhiều hơn so với mức bình thường để tạo oxy, dẫn đến bà bầu khó thở.
Bệnh cơ tim chu sản
Đây là một loại của suy tim có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc ngay sau khi sinh. Bệnh có các triệu chứng như sưng mắt cá chân, mệt mỏi, huyết áp thấp và tim đập nhanh. Những triệu chứng này đều có thể dẫn đến tình trạng khó thở khi mẹ đang mang bầu.
Giữ nước
Khi mang thai, một số chị em gặp phải tình trạng phù nề. Đây là dạng giữ nước khá nghiêm trọng và phổ biến ở mẹ bầu. Phù nề có thể ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi, dẫn đến tình trạng khó thở.
Bệnh hen suyễn
Mang thai là giai đoạn mẹ bầu phải đối mặt với nhiều sự biến đổi. Nếu bị hen suyễn khi mang thai có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu mẹ bầu bị hen suyễn thì cần chú ý hơn khi có biểu hiện tức ngực, khó thở. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn và các phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ.
Nếu bà bầu lần đầu tiên mang thai, thai nhi xuống đến xương chậu vào khoảng tuần 36. Đây là thời điểm cuối cùng có các vấn đề về hơi thở. Nếu bà bầu đã từng mang thai, tình trạng khó thở sẽ vẫn tiếp tục đến hết thai kỳ. Sau khi sinh, lượng hormone progesterone giảm xuống, làm giảm áp lực lên cơ hoành và tử cung. Thế nhưng, phải mất ít nhất một vài tháng hệ thống hô hấp của mẹ mới bình thường trở lại.
Nếu khó thở đi kèm hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp. Đối với những mẹ có tiền sử hen suyễn, cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu thấy khó thở kéo dài, nhịp thở nhanh và đau ngực, mẹ bầu nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để để được theo dõi và chăm sóc cho cả mẹ và bé.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH THỜI KỲ GIAO MÙA
CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN GIAO MÙA
NGƯỜI CAO TUỔI NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ GIẤC NGỦ TỐT
MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM HAY GẶP VÀO MÙA THU ĐÔNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA