CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SA BÀNG QUANG NHƯ THẾ NÀO?

Tùy theo mỗi mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Đối với những trường hợp nhẹ thường sẽ không điều trị. Nhưng sẽ có những bài tập chăm sóc tại nhà để hỗ trợ cho việc tự khỏi bệnh. Đừng quên thăm khám bác sĩ thường xuyên để biết rằng liệu bệnh có đang thực sự phục hồi hay không?

sa-bang-quang

Các biện pháp chẩn đoán sa bàng quang

Hỏi triệu chứng

Bác sĩ có thể hỏi trực tiếp hoặc hướng dẫn người bệnh điền vào bảng trả lời những câu hỏi để thu thập, đánh giá những triệu chứng, mức độ sa bàng quang cũng như mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Kiểm tra vùng chậu

Bạn sẽ được kiểm tra trong khi nằm và đứng. Khi đó, bác sĩ sẽ tìm kiếm các mô phình ra trong âm đạo có thể là dấu hiệu của sa tạng vùng chậu. Bạn cũng sẽ được yêu cầu thực hiện các động tác sử dụng cơ sàn chậu như khi đi đại tiện hay lúc cố nhịn tiểu để bác sĩ đánh giá về sức mạnh của cơ.

Xét nghiệm bàng quang và nước tiểu

Nếu bạn bị sa bàng quang đáng kể, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cách bàng quang hoạt động và tốc độ làm rỗng bàng quang như thế nào. Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể được tiến hành để tìm dấu hiệu nhiễm trùng.

Điều trị sa bàng quang như thế nào?

Sa bàng quang ở mức độ nhẹ, có ít hoặc không có triệu chứng rõ ràng

Thường người bệnh không cần điều trị. Thay vào đó, người bệnh có thể tự tập các bài tập tăng cường sức mạnh, độ đàn hồi của các cơ bàng quang kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác về chế độ ăn, sinh hoạt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.

Sa bàng quang mức độ nặng

Khi các triệu chứng và ảnh hưởng sa bàng quang trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp dùng dụng cụ như vòng nâng âm đạo để đặt vào âm đạo nhằm hỗ trợ bàng quang. Bên cạnh đó, liệu pháp estrogen ở dạng kem bôi, thuốc đặt hay vòng đặt để giúp tăng độ săn chắc và khỏe khoắn cho các mô cơ vùng chậu. được dùng trong trường hợp đang ở thời kỳ mãn kinh, giúp giữ cho cơ xương chậu khỏe hơn.

Phẫu thuật

Nếu các triệu chứng sa bàng quang ngày càng nghiêm trọng, gây khó chịu, bạn có thể phải phẫu thuật để điều trị. Thông thường, phẫu thuật giúp nâng bàng quang về lại đúng vị trí, loại bỏ các mô thừa và thắt chặt các cơ, dây chằng của sàn chậu. Nếu các mô âm đạo quá mỏng, bác sĩ sẽ sử dụng một loại mô ghép đặc biệt để cố định các mô âm đạo và tăng cường khả năng hỗ trợ.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline