Tổ chức y tế thế giới WHO đã có những khuyến cáo về liều tiêm bổ sung và liều tiêm nhắc lại. Mọi người cần tìm đọc những tin tức hữu ích này nhé!
Liều tiêm nhắc (booster dose)
Là liều tiêm cho những người đã tiêm đủ các mũi tiêm cơ bản, tuy nhiên sau một thời gian nhất định, hiệu lực bảo vệ không còn đủ, vì vậy cần tiêm nhắc lại để giúp làm hồi phục hiệu lực bảo vệ của vắc xin. Việc quyết định tiêm liều tiêm nhắc phải được dựa trên bằng chứng về hiệu lực bảo vệ của vắc xin giảm, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh nặng ở toàn bộ quần thể hoặc nhóm có nguy cơ, hoặc do lưu hành của biến chủng mới.
Liều tiêm bổ sung (additional dose)
Là liều tăng cường thuộc các mũi tiêm cơ bản cho một số đối tượng đặc biệt mà tỷ lệ đáp ứng miễn dịch thấp hơn bình thường, mục đích của liều bổ sung là giúp nhóm đối tượng này tăng đáp ứng kháng thể đạt tới mức hiệu lực bảo vệ. Những người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch hoặc người già có thể có đáp ứng miễn dịch kém so với người bình thường.
Tiêm mũi bổ sung cho các đối tượng mắc các bệnh liên quan tới suy giảm miễn dịch đối với các vắc xin đã được TCYTTG đưa vào EUL (người đang bị các bệnh ung thư, người cấy ghép nội tạng, người bị hội chứng suy giảm miễn dịch (tiên phát hoặc thứ phát), người nhiễm HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng).
Đối với các đối tượng được tiêm vắc xin bất hoạt của Sinovac và Sinopharm tuổi từ 60 trở lên, cần tiêm liều bổ sung sau khi các đối tượng đã tiêm đủ 2 mũi, sử dụng cùng loại vắc xin đã tiêm những liều trước.
Tiêm vắc xin thay thế (mix and match)
Trong các mũi cơ bản, thực hành tiêu chuẩn là mũi 1 sử dụng vắc xin gì thì các mũi sau sử dụng đúng vắc xin trước đó. Những bằng chứng hiện tại cho thấy, mức đáp ứng miễn dịch cao hơn nếu tiêm mũi 1 AstraZeneca và mũi 2 là mRNA vắc xin. Trong trường hợp hạn chế về nguồn cung cấp vắc xin, có thể sử dụng AstraZeneca mũi 1 và mRNA mũi 2 (Pfizer or Moderna), khuyến cáo chính thức sẽ được WHO đưa ra khi có đủ bằng chứng.
Với liều bổ sung, thực hành chuẩn là tiêm cùng loại, tuy nhiên trong trường hợp hạn chế nguồn cung cùng loại vắc xin, các vắc xin khác công nghệ trong danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO (EUL) có thể được cân nhắc.
Nguồn: WHO Việt Nam
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO BỆNH SỞI DỄ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA NHỮNG ĐƯỜNG NÀO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH SỞI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG