NHỮNG XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT ĐỂ CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương là bệnh lý xảy ra khi xương trở nên yếu và mỏng. Lúc này, xương sẽ vô cùng dễ vỡ hơn bao giờ hết. Bệnh thường diễn biến âm thầm và không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Nếu không có xét nghiệm đo loãng xương, người bệnh khó có thể nhận ra mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương.

Các loại xét nghiệm cần thiết

Đo mật độ xương

Đo loãng xương (BMD – Bone Mineral Density) được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh loãng xương. Phương pháp này sử dụng tia X năng lượng kép (DXA hoặc DEXA), chụp CT (cắt lớp vi tính) để đo mật độ xương tại các vùng quan trọng như cột sống, xương hông cùng xương cẳng tay.

Chụp X-quang xương

Thường người ta chụp X – quang cột sống. Nó đóng một vai trò quyết định trong việc xác định thay đổi về mặt hình thái của xương như xẹp một phần đốt sống hay đĩa đệm, hình ảnh đốt sống hình chêm. Cũng như gãy ép giúp xác định độ nặng của bệnh khi loãng xương rõ.

Nhược điểm của phương pháp: Chỉ phát hiện được loãng xương rõ khi mất khoảng 30 – 40%. Vì vậy, không thể phát hiện bệnh sớm.

Xét nghiệm máu và nước tiểu

Kiểm tra lượng nội tiết tố và phát hiện các nguy cơ làm tăng sự mất xương như sự thiếu hụt các loại vitamin hoặc khoáng chất trong cơ thể.

Sinh thiết xương

Để thấy những thương tổn vi cấu trúc của xương, đánh giá mô học của xương là một phần quan trọng trong tiến trình chẩn đoán loãng xương. Sinh thiết xương được chỉ định trong tất cả các bệnh chuyển hóa xương, loãng xương có gãy đốt sống hoặc loãng xương không rõ bản chất. Ngoài ra điều trị loãng xương hiệu quả không rõ ràng cũng có thể kiểm tra lại bằng sinh thiết.

Khi nào cần đo loãng xương?

Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương. Tuy nhiên, vấn đề này xuất hiện phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Vì thế theo các chuyên gia, các xét nghiệm đo loãng xương nên được thực hiện khi:

– Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên.

–  Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên và đã qua giai đoạn mãn kinh.

– Phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh nhưng gia đình có tiền sử bị loãng xương.

– Xuất hiện những cơn đau lưng không rõ nguyên nhân.

– Bị gãy xương khi mới hơn 50 tuổi.

– Chu kỳ kinh nguyệt dừng bất thường, không đều dù phụ nữ đang không trong giai đoạn mang thai hoặc mãn kinh.

Nếu được chẩn đoán bệnh loãng xương từ sớm, chúng ta có thể điều trị dựa trên phác đồ phù hợp và kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt nhất. Về lâu về dài, những bệnh nhân không điều trị sớm sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng xấu, thậm chí là xương khớp không thể lành lại sau khi gãy.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline