MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ DỄ BỊ BỆNH HUYẾT ÁP THẤP

Huyết áp thấp cũng được coi là căn bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời, ngăn chặn. Việc tụt huyết áp đột ngột có thể sẽ gây ra những hậu quả khó lường tới sức khỏe cũng như cuộc sống. Đối tượng có nguy cơ bị huyết áp thấp cũng rất đa dạng, cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu nhé!

Những người bị bệnh tim

Một số bệnh tim có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm nhịp tim rất chậm, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim và suy tim . Những bệnh này có thể gây ra huyết áp thấp vì chúng làm cơ thể không có đủ máu lưu thông.

Bị bệnh nội tiết

Chức năng tuyến giáp suy giảm (nhược giáp) hoặc tăng mạnh (cường giáp) có thể làm huyết áp thấp. Ngoài ra, các tình trạng khác như suy  thượng thận (bệnh Addison), lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) và đôi khi bệnh tiểu đường, cũng có thể gây ra huyết áp thấp.

Mất nước

Đây là tình trạng mà cơ thể bị mất nước nhiều hơn lượng nước nhận vào. Ngay cả việc mất nước nhẹ cũng có thể gây ra suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi. Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập thể thao nặng đều có thể dẫn đến mất nước.

Nghiêm trọng hơn nhiều là tình trạng sốc giảm thể tích (hypovolemic shock), một biến chứng của mất nước có thể đe dọa đến tính mạng. Nó xảy ra khi thể tích máu thấp gây nên giảm huyết áp đột ngột và làm giảm lượng oxy đến các mô và cơ quan. Nếu không được điều trị, sốc giảm thể tích nặng có thể gây tử vong trong vòng vài phút hoặc vài giờ.

Mất máu

Mất rất nhiều máu do chấn thương nghiêm trọng hoặc chảy máu nội tạng làm giảm lượng máu trong cơ thể, dẫn đến sự tụt huyết áp nghiêm trọng. Đây cũng là một ví dụ có thể gây nên sốc giảm thể tích.

Phụ nữ mang thai

Vì hệ tuần hoàn của người phụ nữ giãn ra nhanh chóng trong quá trình mang thai, huyết áp có xu hướng giảm. Trong 24 tuần đầu của thai kỳ, huyết áp tâm thu thường giảm từ 5 đến 10 mmHg và huyết áp tâm trương giảm từ 10 đến 15 mmHg. Điều này là bình thường, và sau khi sinh con, huyết áp thường trở lại mức trước khi mang thai.

Nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết)

Nhiễm trùng huyết có thể xảy ra khi nhiễm trùng trong cơ thể lan vào máu. Những bệnh này có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn gây tụt huyết áp đe dọa đến tính mạng.

Người bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa đến tính mạng. Những tác nhân phổ biến của sốc phản vệ bao gồm thực phẩm, một vài loại thuốc, nọc độc côn trùng và cao su. Sốc phản vệ có thể gây ra khó thở, nổi mề đay, ngứa, sưng cổ họng và tụt huyết áp.

Thiếu các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn

Thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây thiếu máu (tình trạng mà cơ thể không sản xuất đủ các tế bào hồng cầu) dẫn đến huyết áp thấp.

Trên đây là thông tin về một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh huyết áp, những người dễ bị huyết áp thấp cần phải chú ý có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline