ĐAU THẦN KINH TỌA – NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Thuật ngữ đau thần kinh tọa thường được sử dụng để mô tả bất kỳ cơn đau nào bắt nguồn từ phần lưng dưới và lan xuống chân. Nguyên nhân chính thường là chấn thương, kích thích, viêm hoặc chèn ép dây thần kinh ở vùng lưng dưới.

Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa (còn gọi là dây thần kinh hông to) là dây thần kinh lớn và dài nhất cơ thể, được cấu tạo gồm những rễ thần kinh độc lập. Nó xuất phát từ vùng thắt lưng, chạy dọc đến mặt sau của 2 chân, làm nhiệm vụ chi phối vận động và cảm giác chi dưới.

Đau thần kinh tọa gây ra cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Bệnh nhân sẽ bị đau từ cột sống thắt lưng và mở rộng tới mặt ngoài của đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá phía ngoài cho đến tận các ngón chân. Tùy thuộc vào mỗi vị trí bị tổn thương mà hướng lan của cơn đau sẽ biểu hiện khác nhau.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Thoát vị đĩa đệm:

Chiếm tới 90% nguyên nhân đau thần kinh tọa. Khi bị thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy trong bao xơ đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh, biểu hiện bằng những cơn đau thần kinh tọa dai dẳng và lan dần xuống các bộ phận khác. Những người làm công việc mang vác nặng, tác động mạnh đến cột sống dễ bị thoát vị đĩa đệm, nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa.

Thoái hóa cột sống

Sự hao mòn tự nhiên của đốt sống hoặc tình trạng gai cột sống có thể dẫn đến hẹp ống sống, thường xảy ra ở người trên 60 tuổi. Sự thu hẹp này gây áp lực lên rễ của dây thần kinh tọa – Nguồn gốc của cơn đau thần kinh tọa.

Viêm cột sống dính khớp:

bệnh thường diễn biến chậm nhưng có thể gây ra những cơn đau khó chịu vùng thắt lưng hoặc mông, co cứng khớp (vào buổi sáng). Hậu quả có thể khiến bệnh nhân bị biến dạng cột sống và mang thương tật vĩnh viễn.

Trượt đốt sống thắt lưng:

Tình trạng một đốt sống trượt ra trước hoặc sau so với đốt sống dưới làm chèn ép rễ thần kinh tọa, gây ra những cơn đau thần kinh tọa lan từ thắt lưng lan xuống một hoặc hai chân.

Chấn thương hoặc nhiễm trùng

Một số nguyên nhân không phổ biến có thể dẫn đến đau thần kinh tọa là viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương, chẳng hạn như gãy xương.

Điểm chung của những yếu tố gây đau thần kinh tọa là đều kích thích hoặc đè nén lên dây thần kinh tọa. Thế nhưng, vẫn có một số trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể khiến vùng dây thần kinh tọa chạy qua bị đau nhức.

Một số nguyên nhân khác:

Đau thần kinh tọa cũng có thể là căn bệnh thứ phát bởi một số bệnh lý như u màng tủy, gai cột sống, hẹp ống sống thắt lưng. Hoặc các biến chứng từ những bệnh lý khác như sốt rét, thương hàn, giang mai,…

Dấu hiệu đau thần kinh tọa

– Đau dọc theo dây thần kinh tọa: Người bệnh sẽ cảm thấy đau xuất phát từ vùng cột sống thắt lưng lan dần tới mông, đùi, cẳng chân, bàn chân đến ngón chân. Có thể kèm theo cảm giác tê, kiến bò, châm chích, … khó chịu.

– Đặc trưng của đau thần kinh tọa là các cơn đau liên tục hoặc từng cơn; đau khi đi lại và giảm dần khi nghỉ ngơi; đau tăng lên khi ngồi xe qua đoạn đường xóc, khi ho, rặn hoặc hắt hơi.

– Hạn chế vận động: Đau thần kinh tọa ở giai đoạn muộn có thể dẫn đến các hạn chế vận động ở chi dưới. Một số biểu hiện dễ nhận thấy như đau thắt lưng dữ dội khi cúi/gập người (90 độ) hoặc không thể cúi, gập người (90 độ); nghiêng người (45 độ) tay không thể chạm mặt đất, đùi mông đau nhức dữ dội, …

– Tư thế giảm đau bất thường: một số bệnh nhân có thể có những tư thế giúp giảm đau. Thế nhưng, chúng có thể khiến cho cột sống bị biến dạng, lệch vẹo, nếu có cơn đau diễn ra ở vùng mông có thể khiến cơ bị xệ và các cơ xung quanh cột sống bị co cứng.

– Ngoài ra, có một số bệnh nhân bị ngứa ran, tê, chân bị yếu cơ hoặc bàn chân cũng bị tác động. Vì vậy, bạn có thể bị đau và tê ở một phần của chân hoặc một phần khác.

Đau thần kinh tọa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể biến chứng tác động xấu đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, ngay khi thấy các biểu hiện đặc trưng của đau thần kinh tọa, người bệnh cần đến các bệnh viện, cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị sớm.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline