Khi cách ly tại nhà, các F0 cần phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tự thực hiện hiện các bài tập thở và đảm bảo không để nhiễm bệnh cho người trong gia đình. Ngoài ra, người bệnh cần phải theo dõi các dấu hiệu có thể chuyển nặng dưới đây.
Dấu hiệu F0 chuyển nặng khi cách ly tại nhà
– Khó thở, thở gấp.
– Đau dai dẳng hoặc tăng áp lực trong ngực.
– Triệu chứng lú lẫn, lẫn lộn mới.
– Không có khả năng ý thức hoặc tỉnh táo.
– Da, môi hoặc móng tay màu tái, nhợt nhạt, xám hoặc xanh lam, tùy thuộc vào tông màu da.
Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân Covid-19 rất cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế và các thiết bị hỗ trợ chuyên nghiệp như máy trợ thở, máy lọc máu, thuốc đặc trị… Do đó, khi F0 có những dấu hiệu trên, bản thân hoặc người nhà cần liên hệ ngay với cơ quan y tế để được cấp cứu kịp. Người bệnh không nên chủ quan, để chậm trễ, vì bệnh có thể chuyển nặng rất nhanh.
Lưu ý khi F0 cách ly tại nhà – Chủ động thực hiện 5K
– Khẩu trang: Luôn đeo khẩu trang khi đi đến những nơi công cộng, đông người. Tránh đưa tay sở lên mắt, mũi, miệng.
– Khử khuẩn: Thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng, hoặc nước sát khuẩn, thường xuyên khử khuẩn trên các bề mặt thường xuyên tiếp xúc, và dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
– Khoảng cách: Luôn giữ khoảng cách khoảng 2m với người khác khi bạn đi ra ngoài.
– Không tụ tập đông người: Tránh đến những nơi đông người, ở nhà nhiều nhất có thể để tránh tiếp xúc với người lạ, hạn chế tối đa lây bệnh.
– Khai báo y tế: Nếu nghi ngờ mắc Covid-19, cần tự cách ly ngay, đeo khẩu trang và gọi điện ngay theo đường dây nóng của Bộ Y Tế: 1900 90 95 hoặc báo cho cơ sở y tế địa phương để được hướng dẫn khám bệnh an toàn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM ĐAU MẮT ĐỎ CHO MẸ BẦU
ĐAU MẮT ĐỎ KHI MANG THAI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN EM BÉ KHÔNG?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ ĐANG GIA TĂNG, CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA?
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ NHƯ THẾ NÀO?
ĐAU MẮT ĐỎ LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG